Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 1539
Tổng lượt truy cập: 1.433.949
Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023
Ngày 17/2/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm.
Toàn cảnh Hội nghị
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2022 là năm mà tất cả các chỉ số về đầu sách, bản sách, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước đều tăng. Lần đầu tiên, ngành xuất bản cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm (trong đó có 3,04 bản là sách giáo khoa, giáo trình, bài tập, giáo viên; 2,98 bản là các loại sách khác). Tính đến hết ngày 31/12/2022, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 38.029 xuất bản phẩm (tăng 15,42%) với 598.938.423 bản (tăng 49,5%). Trong đó: Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 32.645 cuốn (tăng 11,5%) với 539.937.271 bản (tăng 54,2%); Xuất bản phẩm dạng điện tử là 3.350 xuất bản phẩm (tăng 45,6%) với ước tính khoảng 32.500.000 bản (tăng 30%). Xuất bản phẩm khác (đĩa DVD, tranh ảnh, bản đồ, lịch các loại...) đạt 2.034 xuất bản phẩm (tăng 48%) với 26.501.152 bản (tăng 3,4%).
Nội dung, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên một bước, không chỉ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ những ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước mà còn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành và báo cáo của các Sở Thông tin và Truyền thông, tính thời điểm hiện nay, cả nước có 2.050 cơ sở phát hành sách (tăng 1,23%), trong đó có 550 cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã được Cục Xuất bản, In và Phát hành và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm; 1.477 nhà sách, hộ kinh doanh (theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố); 24 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm và gần 13.500 điểm phát hành xuất bản phẩm.
Toàn ngành phát hành trên 519 triệu xuất bản phẩm (tăng 33%); doanh thu đạt khoảng 4.500 tỷ đồng (tăng 28,7%) so với năm 2021. Số lượng xuất bản phẩm xuất khẩu toàn ngành đạt 300.000 bản (tăng 12,7%); số lượng xuất bản phẩm nhập khẩu đạt 16,1 triệu bản (tương đương với năm 2021). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu xuất bản phẩm đạt 17,5 triệu USD (tăng 10%) trong đó, kim ngạch xuất khẩu 1,5 triệu USD (tăng 15,4%); kim ngạch nhập khẩu đạt 16 triệu USD (tăng 16,8%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm vẫn gặp những khó khăn nhất định. Tuy có sự tăng trưởng rất mạnh về năng lực sản xuất nhưng quy mô, doanh thu và lợi nhuận của các nhà xuất bản tăng chưa tương xứng. Nhìn chung, mức vốn của phần lớn các nhà xuất bản còn thấp, thậm chí một số nhà xuất bản còn không có vốn, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Điều này, không chỉ thể hiện sự bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà xuất bản mà còn thể hiện những bất cập trong mô hình liên kết xuất bản. Một số nhà xuất bản còn lượng sách tồn kho nhiều hoặc gặp khó khăn trong việc khai thác bản thảo. Sách có giá trị và có sức lan tỏa còn ít, đặc biệt là thể loại chính trị, khoa học công nghệ. Vẫn còn xuất hiện xuất bản phẩm có nội dung sai sót, vi phạm, buộc phải sửa chữa hoặc bị các cơ quan chức năng xử lý.
Sức mua của thị trường xuất bản phẩm mặc dù tăng nhưng đang tiềm ẩn nhiều khó khăn, rủi ro, chưa tăng trưởng thực sự bền vững. Sự bung ra của thị trường sau 02 năm Covid đang dần giảm nhiệt trong khi sức ép về lãi suất ngân hàng tăng cao sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đã có một số doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp hệ thống các cửa hàng như Nhã Nam, Anphabook.... Một số doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh sách sang mặt hàng khác có lợi nhuận cao hơn.
Tại Hội nghị, nhiều phát biểu tham luận của đại diện các Nhà xuất bản, Hội Nhà văn Việt Nam… đã phát biểu các ý kiến xoay quanh thực trạng, bất cập và những khó khăn của ngành xuất bản, phát hành hiện nay; đề xuất các giải pháp để ngành phát triển trong thời gian tới. Đáng chú ý, công tác đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển công nghệ được các đơn vị nhấn mạnh và đề xuất các hình thức phát triển phù hợp thực tiễn phát triển của đất nước và tình hình thế giới.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nội dung số và ứng dụng công nghệ để tiếp cận với đối tượng độc giả trẻ nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2023. Thứ trưởng đề nghị toàn ngành đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong các nhà xuất bản; tìm giải pháp tăng doanh thu, lợi nhuận cho các nhà xuất bản; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực cho ngành.
Tin và ảnh: VĨNH LONG
- Hội nghị triển khai công tác ngành in năm 2023 (23/02/2023)
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2023 (15/02/2023)
- Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền tham gia xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn mình đô thị” (13/02/2023)
- Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 (09/02/2023)
- Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 (09/02/2023)
- Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN (09/02/2023)
- UBND tỉnh họp báo cung cấp thông tin hình kinh tế - xã hội năm 2022 (16/01/2023)
- Các nội dung quảng cáo trên truyền hình trả tiền phải được cài đặt tại Việt Nam (16/01/2023)
- Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 98 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật (16/01/2023)
- Cảnh báo 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên mạng xã hội, mạng viễn thông (16/01/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)