Phòng Bưu chính, Viễn thông - CNTT - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 11

Hôm nay: 780

Tổng lượt truy cập: 1.433.188

PHÒNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

20-09-2024

1. Vị trí, chức năng:

 Phòng Bưu chính, Viễn thông - Công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là BCVT-CNTT) là một phòng chức năng thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Phòng BCVT-CNTT có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử, chuyển đổi số tại địa phương; các dịch vụ công ích về bưu chính, viễn thông. Tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, điều hành phối hợp, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho BCVT-CNTT trong tỉnh phát triển. 

       2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

2.1. Quản lý Nhà nước về xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

a) Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát
triển bưu chính, viễn thông, Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quốc gia, của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt và theo sự phân công của Giám đốc Sở.

b) Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin, chuyển đổi số phù hợp với đặc thù của tỉnh và phù hợp với quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Quốc gia.

c) Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy
định, các chuẩn, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn Tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện sau khi được ban hành và theo sự phân công của Giám đốc Sở.

2.2. Quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, internet.

        a) Tham mưu xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trình UBND tỉnh ban hành.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các văn bản, quy phạm pháp luật và quy định của Nhà nước về Bưu chính - Viễn thông.

c) Tham mưu các giải pháp cụ thể để triển khai các hoạt động công ích về bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.

d)  Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh theo thẩm quyền; Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính trong phạm vi nội tỉnh và trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính;

e) Phối hợp kiểm tra, thanh tra các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.

f) Tham mưu thực hiện công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực bưu chính,viễn thông, tần số vô tuyến điện do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

g)Thống kê, báo cáo, điều tra, khảo sát trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.

2.3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo thông tin liên lạc.

a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn mạng bưu chính, viễn thông, an toàn và an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Tham mưu tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước phục vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN ngành thông tin và truyền thông, đảm bảo
thông tin phòng chống thiên tai lụt bão, thông tin về an toàn, cứu nạn, cứu hộ và các thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.4. Quản lý nhà nước về lĩnh vực tần số vô tuyến điện.

a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch phân bổ tần số
đối với các đài phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp, các cơ quan, cá nhân có sử dụng tần số hoạt động trên địa bàn tỉnh; Các quy định về điều kiện, kỹ thuật, điều kiện khai thác các thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp cùng Trung tâm tần số vô tuyến điện Khu vực III quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh, giải quyết, xử lý can nhiễu; cấp giấy phép thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

2.5. Quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin truyền thông.

a) Phối hợp, tham gia một số công đoạn trong quá trình cấp phép, giải quyết tranh chấp về kết nối và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

b) Xây dựng quy trình phối hợp, tổ chức thực hiện và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp từng bước hiện đại hóa, quang hóa, ngầm hóa và chỉnh trang làm gọn hệ thống mạng cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

c) Tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số; xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh; cập nhật cơ sở dữ liệu để kết nối tương thích với hệ thống dữ liệu của tỉnh; có sự phân cấp cho các doanh nghiệp phối hợp thực hiện.

2.6. Quản lý Nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.

a) Nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định phát triển ứng dụng công nghiệp công nghệ thông tin phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị để tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành và tham mưu tổ chức thực hiện.

b) Xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương, thông tin về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định.

c) Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số; tổng hợp, đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại địa phương.

d) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đề xuất thành lập, mở rộng, công nhận khu công nghệ thông tin tập trung, bổ sung vào quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung và các nhiệm vụ khác liên quan theo quy định pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.7. Về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; là đầu mối tổng hợp, tham mưu, điều phối hoạt động phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức để thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh tại địa phương.

b) Thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật; đề xuất, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; xây dựng quy chế, quy định và tổ chức hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành, hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp; tổ chức triển khai, bảo đảm kỹ thuật cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công.

c) Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả; kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số theo thẩm quyền.

d) Xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện và đánh giá, kiểm tra việc tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh.

đ) Hướng dẫn việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong phạm vi quản lý; theo dõi, đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ của địa phương, là đầu mối tham mưu giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu; điều phối kết nối chia sẻ dữ liệu, hướng dẫn, hỗ trợ cơ quan, đơn vị kết nối ra ngoài phạm vi địa phương mình; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành, cập nhật danh mục các cơ sở dữ liệu thuộc địa phương quản lý; tổ chức triển khai, xây dựng, vận hành và duy trì cổng dữ liệu và hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

e) Tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng mạng, trung tâm dữ liệu, hạ tầng, nền tảng, cơ sở dữ liệu dùng chung, sử dụng thống nhất ở địa phương phục vụ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

g) Tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của người dân lên các nền tảng số Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

h) Tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy tổ chức, doanh nghiệp, người dân sử dụng chữ ký số, dấu thời gian, dịch vụ tin cậy và xác thực điện tử; phối hợp với đầu mối của Ban Cơ yếu Chính phủ thúc đẩy sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước; thúc đẩy ứng dụng và phát triển chữ ký số, dấu thời gian, dịch vụ tin cậy và xác thực điện tử tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2.8. Về an toàn thông tin mạng.

 a) Thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.

b) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương về an toàn thông tin mạng; c) Tổ chức triển khai bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin, cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với sản phẩm, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông và các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

đ) Tổ chức quản lý, triển khai giám sát an toàn thông tin, giám sát thông tin về địa phương trên không gian mạng; thực hiện cảnh báo về an toàn thông tin; là đầu mối điều phối kỹ thuật để xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng theo quy định của pháp luật; tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

e) Tổ chức triển khai hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của địa phương theo quy định; là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia và thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật liên quan; tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

g) Tổ chức hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, phổ cập công cụ và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản cho người dân.

h) Tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tập trung của địa phương để bóc gỡ mã độc, xử lý, giảm thiểu tấn công mạng, hỗ trợ giám sát an toàn thông tin cho hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực phòng, chống tấn công mạng, phòng, chống mã độc; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

2.9. Quản lý nhà nước về đầu tư, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, điện tử của Tỉnh.

a) Chủ trì thẩm định các chương trình, dự án; báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, đề cương và dự toán chi tiết các chương trình, dự án theo quy trình, quy định thẩm định đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành thuộc lĩnh vực Phòng quản lý. Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định các kế hoạch, dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán và tổng dự toán các dự án, hạng mục về lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện lập, điều chỉnh hồ sơ dự án, hạng mục theo quy định của pháp luật theo quy định pháp luật; Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh phê duyệt và theo dỏi thực hiện.

b) Tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ thống kê và thực hiện việc tổng hợp, báo cáo thống kê số liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá nghiệm thu các hạng mục công trình, chương trình dự án về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông và các dự án mua sắm máy móc, thiết bị đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin theo thẩm quyền quản lý được phân cấp.

d) Phối hợp các cơ quan liên quan giúp Giám đốc Sở trong việc cấp giấy phép hoặc chứng nhận về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật (nếu có).

2.10. Hợp tác phát triển.

a) Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông, nâng cao nhận thức phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hợp chuẩn, hợp quy đối với các hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

b) Tham gia thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ
thông tin, bưu chính, viễn thông; phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị và hội chợ
các hoạt động hợp tác quốc tế; tham gia và tổ chức các hội nghị trong và ngoài
nước liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, chuẩn bị các nội dung liên quan để Ban Giám đốc tham dự các hội nghị trong nước và quốc tế.

c) Tham mưu giúp Giám đốc Sở và là đầu mối trong các hoạt động hợp tác
với các tỉnh, thành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông.

d) Giúp Giám đốc Sở trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động của Hội, các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.11. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

a) Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho ngành thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh và phối hợp thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Khảo sát nhu cầu nhân lực trình độ cao tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh, tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn và quản lý cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông.

c) Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan về lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử.

       d) Tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo các phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử, chuyển đổi số tại địa phương.

e)  Phối hợp với các phòng chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông để giải quyết công việc có liên quan do phòng khác chủ trì.

f) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị phân công.

3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:

3.1. Cơ cấu: Phòng BCVT-CNTT được tổ chức bao gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên, trong đó:

a) Trưởng phòng: Trực tiếp giúp Giám đốc Sở quản lý, tổ chức, triển khai các  nhiệm vụ công tác của Phòng BCVT-CNTT và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

b) Phó Trưởng phòng: Trực tiếp giúp Trưởng phòng BCVT-CNTT quản lý, tổ chức, triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực công tác của Phòng BCVT-CNTT; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng BCVT-CNTT, trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

c) Các chuyên viên: Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo phòng, trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công thực hiện.

3.2. Biên chế:

Biên chế hành chính của Phòng BCVT-CNTT nằm trong biên chế hành chính của Sở được UBND tỉnh giao hàng năm.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng BCVT-CNTT có trách nhiệm xây dựng - đề xuất số biên chế đáp ứng yêu cầu công tác hàng năm.

4. Mối quan hệ và kinh phí hoạt động

4.1. Mối quan hệ công tác:

- Phòng BCVT-CNTT chịu sự quản lý và chỉ đạo của Giám đốc Sở và Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số và Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông

- Phòng BCVT-CNTT chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ TT&TT.
Phòng BCVT-CNTT có mối quan hệ phối hợp với các phòng chuyên môn
nghiệp vụ, đơn vị thuộc Sở và các Sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn Tỉnh; phối hợp triển khai thực hiện cải cách hành chính, thực hiện ISO TCVN 9001-2015 tại Sở Thông tin và Truyền thông liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

- Phòng BCVT-CNTT chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp quản lý Nhà nước về BCVT-CNTT đối với Phòng Kinh tế- Hạ tầng, phòng Văn hóa và Thông tin của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Tỉnh.

- Phòng BCVT-CNTT có mối quan hệ Phối hợp Thanh tra Sở tổ chức thanh
kiểm tra, xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực BCVT-CNTT trên địa bàn.

4.2. Kinh phí hoạt động: Nằm trong nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Sở.

5. Thông tin liên hệ:

1. Phạm Thiện Đạt

Chức vụ: Trưởng phòng

ĐT cơ quan: (0233). 3. 639 789

DĐ:0913. 485 000 - 0905. 07 15 79

Email: phamthiendat@quangtri.gov.vn

2. Lê Văn Minh

Chức vụ:Phó Trưởng phòng

ĐT cơ quan: 0233  371.6868

DĐ: 0913 485 255

Email: levanminh@quangtri.gov.vn

3. Trần Thị Thuỳ Loan

Chức vụ: Chuyên viên

ĐT cơ quan: (0233). 3. 639 789

DĐ:0916. 964 222

Email: tranthithuyloan@quangtri.gov.vn

4. Trần Thanh Tuấn

Chức vụ: Chuyên viên

ĐT cơ quan: (0233). 3. 639 789

DĐ:0935.010487

Email: tranthanhtuan@quangtri.gov.vn 

5. Lâm Công Sáng

Chức vụ: Chuyên viên

ĐT cơ quan: 0233 371.6868

DĐ: 0911 391 678

Email: lamcongsang@quangtri.gov.vn 

]]>

 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 
content:
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)