Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 13
Hôm nay: 1419
Tổng lượt truy cập: 1.433.828
UBND tỉnh ban hành Chỉ thị nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh
Ngày 26/9/2022, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Quảng Trị.
Theo kết quả công bố năm 2021 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Trị 3 năm liên tiếp có tăng tổng điểm và một số điểm thành phần. Tuy nhiên, vị trí xếp thứ đều giảm trong bảng xếp hạng của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Kết quả trên cho thấy, mặc dù cả hệ thống chính trị của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhưng chỉ cải thiện được điểm số, chưa cải thiện được vị trí xếp hạng theo mục tiêu, yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhận thức của một số lãnh đạo, nhất là người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập về các chỉ số nêu trên chưa tốt; sự quan tâm và tính quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) còn hạn chế nên dẫn đến một số nhiệm vụ được UBND tỉnh giao chưa đảm bảo thời gian, chất lượng; chưa có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc. Sự phối hợp giữa một số ngành, đơn vị, địa phương trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên thông chưa đồng bộ, thống nhất nên dẫn đến tình trạng trễ hạn trong giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ còn thấp. Một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ có tinh thần, trách nhiệm chưa cao, còn nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp…
Người dân thực hiện giao dịch ở Trung tâm hành chính công tỉnh - Ảnh: HỮU PHÚC
Để đẩy mạnh thực hiện công tác CCHC của tỉnh và cải thiện, nâng cao các Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI trên địa bàn trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai một số nhiệm vụ, cụ thể:
Đẩy mạnh việc quán triệt trong lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, các ngành, đơn vị sự nghiệp công lập về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI gắn với tiếp tục quán triệt các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác CCHC nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng một hệ thống công vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Xác định công tác CCHC là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số là nhiệm vụ cấp bách trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác CCHC hàng năm; gắn CCHC với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác CCHC; thường xuyên rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ đơn vị đạt được để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời có sáng kiến, giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Hàng năm, sau khi có báo cáo phân tích, đánh giá xếp loại các Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã rà soát để có các giải pháp cụ thể nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế; phấn đấu cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI năm 2022 của tỉnh từ 5 đến 10 bậc; cải thiện thứ hạng trong các năm tiếp theo để đạt được mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
Thực hiện cắt giảm 20-25% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tăng cường thực hiện tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; chấm dứt tình trạng tiếp nhận hồ sơ tại phòng chuyên môn. Tập trung giải quyết dứt điểm số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trễ hẹn; không để người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần giải quyết TTHC…
Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối; thực hiện các quy định về quản lý biên chế, về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm số lượng tổ chức, giảm số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý nhà nước…
Thực hiện tốt công tác tài chính ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và hoàn thiện việc giải ngân theo kế hoạch được giao; thực hiện nghiêm các kiến nghị thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới xây dựng xã hội số, kinh tế số.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn quán triệt, nghiêm túc triển khai, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị này. Đối với cơ quan tham mưu phụ trách các lĩnh vực CCHC của tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh) cần tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu triển khai; đề xuất các giải pháp cụ thể, đột phá của tỉnh.
Chi tiết: Chỉ thị số 10/CT-UBND
NHƯ QUỲNH
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)