Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 511
Tổng lượt truy cập: 1.465.079
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Ngày 11/2/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 186/QĐ-BTTTT về phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia).
Chương trình xác định rõ quan điểm nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng ngay, đơn giản, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng và các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì. Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng; càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn; là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam, trên cơ sở phân loại và thấu hiểu nhu cầu sử dụng của từng ngành, nghề, lĩnh vực; là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Phát triển nền tảng số quốc gia để tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân.
Ảnh: Internet
Mục tiêu của Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia là: Hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc, có tiềm lực, tập trung đầu tư phát triển các nền tảng số quốc gia làm nòng cốt để hình thành mạng lưới các nhà phát triển nền tảng số Việt Nam và mạng lưới hỗ trợ triển khai nền tảng số đông đảo, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở; tạo lập được một số nền tảng số Việt Nam xuất sắc đủ sức cạnh tranh với các nền tảng số phổ biến quốc tế, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, từ đó vươn ra thị trường khu vực và toàn cầu.
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 35 nền tảng và được chia thành 6 nhóm:
Nhóm thứ nhất là nền tảng hạ tầng số gồm: Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp; nền tảng điện toán đám mây Chính phủ; nền tảng địa chỉ số; nền tảng bản đồ số.
Nhóm thứ hai là nền tảng công nghệ số cốt lõi gồm: Nền tảng trí tuệ nhân tạo; Nền tảng thiết bị IoT; nền tảng giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng; nền tảng trợ lý ảo; nền tảng trung tâm giám sát, điều hành thông minh.
Nhóm thứ ba là các nền tảng chính phủ số: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; nền tảng định danh người dân; nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân
Nhóm thứ tư là các nền tảng chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa - xã hội: Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới phục vụ Chính phủ; nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới phục vụ cộng đồng; nền tảng dạy học trực tuyến; nền tảng học trực tuyến mở; nền tảng Đại học số; nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; nền tảng quản lý tiêm chủng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng quản lý trạm y tế; nền tảng phát thanh số (trực tuyến); nền tảng truyền hình số; nền tảng bảo tàng số; nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch; nền tảng mạng xã hội thế hệ mới.
Nhóm thứ năm là nền tảng liên quan đến tài chính - ngân hàng - kinh doanh: Nền tảng hóa đơn điện tử; nền tảng quản trị tổng thể; nền tảng kế toán dịch vụ.
Nhóm thứ sáu là nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương: Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; nền tảng sàn thương mại điện tử; nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng; nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho các lãnh đạo Bộ và cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, hội và hiệp hội nghề nghiệp tham gia triển khai Chương trình để phát triển các nền tảng số quốc gia.
THÙY LOAN
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (28/03/2022)
- Ban hành Kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (28/03/2022)
- Sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để chủ động trong việc phòng dịch COVID-19 (28/03/2022)
- Trang bị phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (28/03/2022)
- Dịch vụ thu phí không dừng (ETC) đường bộ tự động ePass (28/03/2022)
- Xét xử trực tuyến là xu hướng tất yếu (28/03/2022)
- Nộp phạt trực tuyến vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (29/03/2022)
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản (29/03/2022)
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị hướng tới xây dựng “Hải quan thông minh” (29/03/2022)
- Chuyển đổi số trong công tác đảm bảo thông tin liên lạc, phòng, chống thiên tai (29/03/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)