Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 1650
Tổng lượt truy cập: 1.434.060
Chợ phiên Cam Lộ - Ngôi chợ lâu đời trên đất Quảng Trị
Nằm sát bên bờ sông Hiếu, chợ phiên thuộc thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Từ Cửa Việt lên đến chợ phiên tầm hơn 10km và từ đây lên Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (biên giới Việt - Lào) chỉ hơn 70km. Với vị trí thuận lợi, ngay từ thế kỷ XVI, chợ phiên Cam Lộ đã trở thành một trung tâm giao thương sầm uất ở xứ Đàng Trong, chỉ sau Hội An.
Chợ phiên ngày nay bị thu nhỏ rất nhiều, tọa lạc trên một vùng đất bằng phẳng, khoảng 4.000m2
Năm 1776, trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng viết về chợ Phiên rằng: “Đến ngày phiên, người Lào về đông lắm, họ dùng voi thồ nếp, gạo, heo, bò, trâu, ngà voi, tê giác, sáp ong, nhựa thông, trầm hương, tốc hương, sa nhân, sợi móc làm nón... đến phiên chợ đổi, mua những hạng vật cần thiết. Sản phẩm mang về chủ yếu cá khô, muối, vải, dao, rựa, đồ sắt, lưỡi cuốc, nồi đồng... cùng nhiều loại hàng hóa khác. Một con voi có thể chở được 30 gánh gạo, mỗi gánh chừng 20 bát gạo. Cũng có phiên chợ họ lùa tới 300 con trâu đến bán, mỗi con trâu trị giá không quá 10 quan tiền”. Điều này khẳng định rằng, chợ phiên Cam Lộ là trung tâm buôn bán sầm uất nhất khu vực Bắc Trung Bộ vào thế kỷ XVII, XVIII.
Bà con địa phương đến họp chợ để trao đổi nông sản do mình làm ra
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay của làng quê, đến nay, chợ phiên Cam Lộ vẫn lưu giữ được nét độc đáo của chợ. Đó là, ngoài những ngày họp chợ thông thường thì vào những ngày: 3, 8, 13, 23, 28 âm lịch hằng tháng chợ họp đông vui nhộn nhịp nhất. Người dân địa phương gọi đó là những ngày phiên. Vào những ngày này, chợ càng thêm tấp nập, người, người đến chợ để bán những nông sản vườn nhà, gia súc, gia cầm của nhà nuôi, trồng được; dân buôn từ những vùng lân cận cũng đến chợ vào những ngày phiên để trao đổi hàng hóa. Và có cả những người đến chợ chỉ để thăm chợ, để gặp gỡ giao lưu.
Chè Cùa được bày bán ở chợ phiên
Ở đó người dân xứ Cùa (một vùng đất nằm biệt lập trong một thung lũng trên đỉnh Trường Sơn thuộc hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ) sẽ bày bán những sản vật riêng của vùng mình như tiêu, gừng, nghệ, gà… và đặc biệt là lá chè. Lá chè ở Cùa được thu hoạch từ những cây chè cổ thụ trên 100 năm tuổi. Giống chè cổ thụ ở Cùa có lá nhỏ khi nấu sẽ có nhiều vị ở trong đó. Lúc đầu khi mới uống vào, chè có vị đắng, chát nhưng khi uống xong thì lưu lại vị ngọt, thơm trong khoang miệng. Lá chè Cùa khi nấu đến nước thứ 2, thứ 3 vẫn thơm tròn vị. Chính vì vậy, người dân trong vùng và những vùng lân cận thường đến chợ phiên để mua chè Cùa, bởi đây là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây.
Góc hàng cá bán đủ các loại tôm, cá
Hàng cá của chợ được người dân bày bán đủ loại cá như: cá biển, cá sông. Vào những ngày phiên, trong rất nhiều món ngon dân giã, các loại cá sông, tôm suối đã được nhiều người tìm mua tạo nên sự nhộn nhịp khác thường. Cá sông được nhiều người lựa chọn bởi ngọt thịt, ít xương và giàu dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại cá khác. Hầu hết, cá, tôm được bày bán ở chợ được đánh bắt bằng lưới trong đêm và sáng sớm hôm sau đã được mang lên bán. Những con cá, con tôm sông tươi ngon, không tẩm ướp bằng bất cứ loại hóa chất nào, nằm xếp lớp tươi roi rói trong những cái mẹt tre luôn là tâm điểm thu hút các bà nội trợ. Vì vậy vào những ngày phiên, ai cũng cố gắng đi chợ thật sớm, chọn mua cho bằng được một mớ cá sông ngon này bởi nó sẽ nhanh chóng bán hết trước khi chợ chưa kịp đông người.
Hàng nông sản được bày bán nhiều ở chợ
Địa bàn huyện Cam Lộ là nơi hội tụ điều kiện tự nhiên đất đai cũng như khí hậu để phát triển nông nghiệp. Các thôn: Ba Thung, Đâu Bình, Bình Mỹ là những vùng trồng rau màu trọng điểm của xã Cam Tuyền. Những gian hàng nông sản được bày bán ở chợ phiên khá đơn giản, bên trên những tấm đệm là những bó rau được gói, cột bằng dây chuối, lúc thì mớ rau bí, lá mồng tơi, mớ rau muống, rau khoai, quả bầu, quả bí… Tất cả đều là những sản vật từ vườn nhà được người dân mang ra chợ bán nên được rất nhiều người lựa chọn để mua vì luôn tươi xanh và yên tâm về chất lượng.
Hàng bánh ướt, bún được bày bán phía cuối của chợ
Ở trong đình và phía sau của chợ là khu ẩm thực được bày những món ngon hấp như món bún bò đậm đà với từng sợi bún dai thấm vị; đủ các loại bánh: bánh bèo, bánh lọc, bánh gói, bánh nậm thơm ngon; các loại xôi và các loại chè đủ màu sắc ngọt ngào… Đến với chợ phiên Cam Lộ, có một món ăn mà bạn không thể bỏ qua đó chính là bánh ướt Cam Lộ. Bánh ướt là món ăn quen thuộc của người dân Quảng Trị, bánh được ăn kèm cùng thịt heo (nướng, luộc) và các loại rau sống. Điều làm nên thương hiệu của món bánh ướt Cam Lộ đó là: bánh ướt sẽ được quết lên trên một hỗn hợp nguyên liệu đã được xay nhuyễn bao gồm tôm khô, đậu xanh, hành, tỏi… sau đó cuốn tròn lại. Chén nước lèo (nước mắm chắm) cũng sẽ rất khác, ngoài nước mắm cá cơm nguyên chất còn có thêm hỗn hợp tôm và đậu xanh đã được xay nhuyễn, nêm nếm vừa ăn sẽ mang lại cho người thưởng thức vị đậm đà và béo ngậy khi ăn kèm với bánh ướt.
Cho dù cuộc sống ngày càng thay đổi, những siêu thị, khu mua sắm mọc lên ngày càng nhiều, mua sắm online ngày càng phổ biến nhưng tin chắc rằng thói quen, sở thích đi chợ phiên của người dân một số vùng lân cận chợ phiên Cam Lộ vẫn còn duy trì.
Bài và ảnh: NHƯ QUỲNH
- Công viên Lê Duẩn - Không gian xanh mát giữa lòng thành phố (03/05/2024)
- Công viên Fidel: biểu tượng về tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba (03/05/2024)
- Đón bình minh trên biển Cửa Việt (03/05/2024)
- Các hoạt động Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024 (02/05/2024)
- Kích cầu du lịch nội địa đón đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024 (02/05/2024)
- Tổ chức Chương trình đếm ngược Chào năm mới 2024 (Countdown Quảng Trị 2024) (18/12/2023)
- Rượu men lá hương vị nồng nàn vùng núi cao (18/12/2023)
- Độc đáo lễ cúng cầu may “La - pê” của đồng bào dân tộc Vân Kiều (18/12/2023)
- Quảng Trị: Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức tại Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 (13/12/2023)
- 9 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi sáng tác logo và slogan Du lịch tỉnh Quảng Trị lần thứ 2 (07/12/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)