Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 9

Tổng lượt truy cập: 1.437.112

Những thay đổi lớn về chủ trương giảm nghèo

Ngày cập nhật: 13/09/2022 08:38:45

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Ngày 19/6/2020, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Như vậy, từ năm 2021, Chương trình chắc chắn sẽ có những sự thay đổi về quy mô, nội dung thực hiện.

Sau quyết định của Quốc hội, Chương trình 135 - Dự án 2 trong Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 sẽ trở thành Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh; nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn nằm trong diện thụ hưởng Chương trình 135 sẽ chuyển thành Dự án Khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Nhờ hiệu quả từ những chương trình giảm nghèo mà nhiều ngôi nhà mới của người dân vùng cao không ngừng được xây dựng khang trang hơn - Ảnh: Trần Quỳnh.

Thực tế cho thấy chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nước ta thời gian qua được thiết kế theo hướng ai nghèo cũng được hỗ trợ. Đây là sự nhân văn, ưu việt của chế độ ta nhưng điều này cũng khiến hiệu quả của việc giảm nghèo có lúc, có nơi phản tác dụng, tạo cớ cho người nghèo lười lao động. Vì có quá nhiều chính sách ưu đãi với hộ nghèo, người nghèo nên một bộ phận người nghèo có tư tưởng ỷ lại, không muốn thoát nghèo để tiếp tục thụ hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Nhiều hộ tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, một số ít còn lười lao động.

Bởi vậy, đã có sự đổi mới tư duy trong chủ trương giảm nghèo theo hướng giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, tăng cường đầu tư cho sinh kế là chính, tức là vận hành chính sách theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào và coi đây là mũi đột phá trong phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực, hướng dẫn. Bản thân người nghèo phải chủ động vươn lên, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ngọc Hưng

Các tin khác
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)