Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 118
Tổng lượt truy cập: 1.472.239
Phát triển cây trẩu trở thành cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao
Cây trẩu là cây gỗ trung bình, đa tác dụng, vừa sinh trưởng nhanh, vừa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Dầu trẩu là nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến sơn, véc-ni, mực in, chất làm khô bề mặt, chất bôi trơn, công nghiệp dược phẩm, nhiên liệu sinh học… Khô dầu cây trẩu là nguồn phân bón hoặc làm thức ăn gia súc khi đã khử độc tố và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Vỏ quả là nguồn nguyên liệu để tách chiết tanin và sản xuất than hoạt tính. Gỗ trẩu có màu trắng, mềm thường được bóc làm lớp phủ bề mặt của công nghiệp chế biến gỗ dán rất có giá trị.
Thu hoạch trẩu góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương
Hiện ở 02 huyện Hướng Hóa và Đakrông có khoảng 2.948,8 ha rừng trẩu, chiếm 1,6% tổng diện tích rừng của 02 huyện, chiếm khoảng 21,3% tổng diện tích cây trồng trẩu trên cả nước. Cụ thể, cây trẩu tập trung phân bố trên địa bàn ở 11 xã: Hướng Linh 322,2 ha, Hướng Phùng 806,1 ha, Hướng Sơn 222.7 ha, Hướng Tân 597,3 ha, Tân Thành 653,7 ha, Hướng Lập 232,6 ha, Húc 63,6 ha, Tân Hợp 0,6 ha, Ba Nang 11,2 ha, A Bung 13,3 ha và A Vao 25,5 ha. Hầu hết diện tích rừng trẩu được trồng từ giai đoạn những năm 2000-2008, bắt đầu từ xã Hướng Tân, Hướng Phùng và Tân Thành, sau đó được mở rộng trồng sang các xã khác trên 02 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Từ năm 2020 cho đến nay, cây trẩu được trồng bổ sung theo các chương trình trồng rừng hàng năm với diện tích không lớn.
Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động thu hoạch và sơ chế quả trẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tự phát, manh mún, thủ công và chưa đúng kỹ thuật, thời vụ nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, chất lượng thấp. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ trẩu trong khi tổng sản lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường chủ yếu là hạt trẩu ước khoảng 1.000 tấn/năm.
Trước thực trạng đó và nhằm tập trung phát triển cây trẩu theo hướng ổn định, lâu dài, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô hợp lý gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ dầu trẩu, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch “Phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030” với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2023 - 2026 dự kiến 16,26 tỷ đồng. Trong đó, mục tiêu giai đoạn 2023-2026, bảo vệ, duy trì ổn định, nâng cao chất lượng 2.948,8 ha rừng trẩu hiện có, phấn đấu đạt năng suất quả từ 3 tấn quả tươi/ha trở lên, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng và bền vững... Trồng mới bình quân khoảng 500 ha/năm, trong đó tỷ lệ giống cây trẩu được tuyển chọn, nâng cao chất lượng và kiểm soát nguồn gốc đạt từ 50% trở lên. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 5.000 ha, hàng năm cung cấp 2.000 tấn hạt trẩu phục vụ cho sơ chế, chế biến và xuất khẩu. Hình thành 1 cơ sở sơ chế, chế biến gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất trung bình 500 - 1.000 tấn hạt/năm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Tối thiểu 1.000 hộ gia đình tham gia được tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ trẩu đạt tối thiểu 15% trong kinh tế hộ gia đình. Hàng năm giải quyết việc làm ổn định theo mùa vụ cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới.
Đến năm 2030, hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 8.320ha, hàng năm cung cấp 4.000 tấn hạt trẩu chất lượng cao, phục vụ cho sơ chế, chế biến và xuất khẩu; hình thành 02 cơ sở/nhà máy sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ trẩu sơ chế, chế biến gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất trung bình 500-1.000 tấn hạt/năm...
Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp về đất đai, về vốn đầu tư, về khoa học công nghệ, về nhân lực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả phát triển sản xuất dầu trẩu gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông. Về đất đai, UBND tỉnh khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây trẩu; khuyến khích liên doanh, liên kết giữa nhà đầu tư và người dân có đất; các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dầu trẩu được xem xét, bố trí trong các khu công nghiệp và khu vực do doanh nghiệp đề nghị phù hợp với quy hoạch của tỉnh.
Về cơ chế chính sách: Tỉnh sẽ có các cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm trẩu; xây dựng các khung chính sách, chế tài cần thiết để quản lý hoạt động của các cơ sở chế biến dầu, chế biến thành phẩm; hỗ trợ nông dân tiếp cận các thông tin thị trường, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng chính sách tái đầu tư vùng nguyên liệu, liên kết bao tiêu sản phẩm trực tiếp cho người dân…
Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư, hỗ trợ trồng và sản xuất cây trẩu sẽ được thực hiện theo Quyế định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, UBND tỉnh sẽ đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông kết nối vùng sản xuất, hệ thống lưới điện đến khu sản xuất, hệ thống nhà thu gom, sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm…
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện Hướng Hóa và Đakrông triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch; giao UBND huyện Hướng Hóa và Đakrông chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND các xã, các đơn vị liên quan và các chủ rừng thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
Bài và ảnh: NHƯ QUỲNH
- Phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm (03/03/2023)
- Hỗ trợ người lao động bị giảm, mất việc làm (03/03/2023)
- Quảng Trị quy định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cần nghèo trên địa bàn huyện nghèo (03/03/2023)
- Tăng cường truyền thông giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều (03/03/2023)
- Chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào kể từ ngày 01/8/2024 (27/02/2023)
- Chính phủ Phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (27/02/2023)
- Một số điểm mới về hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc năm 2023 (27/02/2023)
- Đã mua bảo hiểm nhân thọ vẫn có thể từ chối tham gia trong 21 ngày (27/02/2023)
- Quảng Trị triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2023 (27/02/2023)
- Quy định về tỷ lệ học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú từ ngày 18/3/2023 (27/02/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)