Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 3
Tổng lượt truy cập: 1.464.571
“Câu lạc bộ 100 triệu” đồng hành cùng người dân trồng sắn
Những năm qua, cùng với các cây trồng: cà phê, hồ tiêu, chuối..., sắn đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Hướng Hóa.
Cây sắn đã trở thành cây thoát nghèo của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô - Ảnh: Internet
Cây sắn được người dân trồng chủ yếu ở các xã vùng Lìa (gồm 7 xã): Thanh, Thuận, Hướng Lộc, Lìa, Xy, A Dơi, Ba Tầng. Đây cũng được xem là vùng trọng điểm trồng sắn của huyện Hướng Hóa. Nếu trước đây, người dân trồng sắn chỉ để làm thực phẩm ăn hàng ngày, thức ăn cho chăn nuôi thì nay cây sắn đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà vươn lên khá, giàu.
Tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông hiện có khoảng 30 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trồng sắn, với tổng diện tích ước đạt khoảng gần 10 nghìn ha. Trong đó huyện Hướng Hóa, năm 2022 có trên 5.000 ha sắn, với sản lượng hơn 72 nghìn tấn sắn củ tươi. Để đồng hành cùng người dân trồng sắn, năm 2010, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Tổng Công ty thương mại Quảng Trị) đã thành lập “Câu lạc bộ 100 triệu” nhằm thu mua, chế biến và xuất khẩu sắn. Người dân trồng sắn ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông vẫn nói với nhau rằng: Chỉ cần bán cho nhà máy chế biến tinh bột sắn 100 triệu đồng là sẽ được vào “Câu lạc bộ 100 triệu”. Thông qua “Câu lạc bộ 100 triệu”, người nông dân trồng sắn luôn được nhà máy hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, kịp thời phát hiện sâu bệnh để xử lý. Ngoài ra, hàng năm hội viên câu lạc bộ được tạo điều kiện tham quan, học tập các mô hình trong và ngoài nước, tiếp cận các ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống khi cần; được ưu tiên trong quá trình nhập nguyên liệu... Đến nay, câu lạc bộ đã thu hút 77 hội viên là các hộ gia đình trồng sắn tiêu biểu trong vùng tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt.
Gia đình anh Hồ Văn Pường (xã Thanh, huyện Hướng Hóa) gia nhập “Câu lạc bộ 100 triệu” từ năm 2014 và trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của câu lạc bộ lúc bấy giờ. Mỗi năm, gia đình anh Pường thường trồng khoảng 4 ha sắn, thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng. Anh Pường cho biết: Trước đây, củ sắn thu hoạch về chủ yếu là cứu đói. Nếu có dư ra thì người trồng sắn xắt lát, phơi khô rồi chờ tiểu thương từ xuôi lên mua nhưng giá cả thấp, không ổn định. Nhưng từ khi có nhà máy, họ bao toàn bộ sản phẩm, người trồng chỉ lo trồng sao cho quả to, thu hoạch nhiều để bán cho nhà máy. Nhờ vào các vụ thu hoạch sắn, năm 2021, anh Pường quyết định đầu tư hơn 400 triệu đồng để mua máy cày, vừa để phục vụ sản xuất cho gia đình, vừa kết hợp làm dịch vụ tăng thêm thu nhập cho gia đình. Năm 2022, gia đình Pường có thu nhập từ trồng sắn và máy cày trên 200 triệu đồng. Chiếc máy cày đã giúp gia đình Pường cùng bà con trong thôn bản thực sự chủ động mỗi khi vào vụ trồng sắn cũng như đến vụ thu hoạch.
Hay như gia đình ông Pả Dỏ (xã Thanh, huyện Hướng Hóa), trước đó gia đình ông thường gặp rất nhiều khó khăn, nghèo khó, đến năm 2006, ông Pả Dỏ bắt đầu trồng 2ha sắn. Trong vụ mùa đầu tiên, gia đình ông Pả Dỏ thu được gần 50 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ đối với gia đình ông Pả Dỏ cũng như với nhiều hộ gia đình miền núi khác. Thấy hiệu quả từ cây sắn mang lại gấp nhiều lần so với cây lúa rẫy trước đây, gia đình ông Pả Dỏ dần mở rộng diện tích canh tác lên 7ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 140 tấn sắn củ. Một thời gian sau, ông chính thức trở thành hội viên của Câu lạc bộ 100 triệu. Ngoài trồng sắn, gia đình ông Pả Dỏ còn trồng thêm lúa rẫy, ngô, chăn nuôi đàn bò 8 con, nuôi thêm đàn lợn, đàn gà để tăng thu nhập. Từ đó, kinh tế gia đình ông ngày thêm khấm khá và trở thành người giàu nhất trong vùng.
Từ những kết quả đã đạt được, có thể thấy “Câu lạc bộ 100 triệu” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa là hình mẫu cho mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương, góp phần giúp người trồng sắn vươn lên thoát nghèo.
NHƯ QUỲNH
- Triển khai thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm giống bơ HASS (09/10/2023)
- Tăng cường nắm tình hình hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (09/10/2023)
- Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (05/10/2023)
- Peace Trees VietNam trao 239 suất học bổng cho học sinh, sinh viên tại Quảng Trị (05/10/2023)
- Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học (05/10/2023)
- Triển khai Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 diễn ra từ ngày 17/10 - 18/11 (03/10/2023)
- Triển khai các dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của Điểm Bưu điện -Văn hóa xã (04/10/2023)
- Phấn đấu đến cuối năm 2025, trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo người có công (03/10/2023)
- Học sinh Quảng Trị được Chính phủ hỗ trợ trên 379 tấn gạo (03/10/2023)
- Tăng cường chỉ đạo, quản lý và phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (03/10/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)