Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 572
Tổng lượt truy cập: 1.462.068
Cần hoàn thiện tiêu chí phân định miền núi, vùng cao, góp phần phát triển, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Kết quả phân định miền núi, vùng cao là các căn cứ quan trọng để Nhà nước ban hành một số cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư nhằm phát triển kinh tế, xã hội các địa phương miền núi, ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào miền núi, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại 2 bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi: Phân định miền núi, vùng cao và phân định theo trình độ phát triển. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, Chính phủ đã ban hành thêm một số hình thức phân loại: Phân định địa bàn khu vực biên giới trên đất liền và trên biển; phân loại xã bãi ngang ven biển và hải đảo; phân loại đơn vị hành chính cấp xã vùng khó khăn; phân loại đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn.
Bản làng vùng cao huyện Đakrông - Ảnh: Internet
Ngày 22/12/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công bố danh sách xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao để làm căn cứ bố trí kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội từ năm 1993 trở đi. Từ đó đến nay đã có 9 quyết định công nhận xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao (bao gồm 5 đợt công nhận chính thức và 4 đợt công nhận bổ sung) với tổng số: 12 tỉnh vùng cao, chiếm 19% số tỉnh của cả nước; 09 tỉnh miền núi, chiếm 14,3% số tỉnh của cả nước; 23 tỉnh có miền núi, chiếm 36,5% số tỉnh của cả nước; 168 huyện vùng cao, chiếm 23,6% số huyện của cả nước; 133 huyện miền núi, chiếm 18,7% số huyện của cả nước; 2.529 xã vùng cao, chiếm 22,7% số xã, phường, thị trấn của cả nước và 2.311 xã miền núi, chiếm 20,7% số xã, phường, thị trấn của cả nước.
Đối với tỉnh Quảng Trị, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương về tiêu chuẩn để xác định là miền núi và vùng cao, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương và các ngành liên quan rà soát, thống nhất và có văn bản đề nghị danh sách các vùng là miền núi, vùng cao của tỉnh. Số xã, thị trấn được công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao theo các Quyết định: số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, số 42/UB-QĐ ngày 25/5/1997, số 68/UB-QĐ ngày 09/8/1997, số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Ủy ban Dân tộc) là 40 xã, 4 thị trấn gồm: huyện Hướng Hóa 21 xã, thị trấn (Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo, Thuận, Thanh, Lìa, Xy, A Dơi, Ba Tầng, Hướng Lộc, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập, Tân Hợp, thị trấn Khe Sanh, Tân Liên); huyện Đakrông 13 xã, thị trấn (Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Đakrông, Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Vao, A Ngo, A Bung, thị trấn Krông Klang); huyện Cam Lộ 4 xã (Cam Thành, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa); huyện Gio Linh 2 xã (Linh Trường, Hải Thái) và huyện Vinh Linh 4 xã, thị trấn (Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, thị trấn Bến Quan).
Công tác phân định xã, thôn bản vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện miền núi, huyện có xã miền núi tiến hành các bước để đánh giá, xem xét phân loại 3 khu vực (I, II, III). Từ 2016 đến nay, số xã, thị trấn được công nhận 3 khu vực I, II, III gồm: Giai đoạn 2017-2020 có 47 xã, thị trấn và 213 thôn, bản đặc biệt khó khăn, trong đó Khu vực I có 06 xã, thị trấn; Khu vực II có 15 xã, thị trấn và 29 thôn, bản đặc biệt khó khăn và Khu vực III có 26 xã, 124 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2021 đến nay: có 31 xã, thị trấn trong đó: Khu vực I có 01 xã; Khu vực II có 02 xã, thị trấn; Khu vực III có 28 xã đặc biệt khó khăn.
Hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào ban hành, quy định về tiêu chí phân định miền núi, vùng cao, mỗi phân định, phân loại có các tiêu chí khác nhau, mục đích, phạm vi, đối tượng để ban hành chính sách trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau. Các quyết định phân định miền núi, vùng cao chỉ là quyết định cấp Bộ, nhưng suốt mấy chục năm nay, nó trở thành bộ tiêu chí quốc gia, làm căn cứ để phân bổ ngân sách, bố trí bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương và các chính sách cơ bản liên quan đến vùng dân tộc, miền núi. Xét dưới góc độ chính sách dân tộc, việc phân định miền núi, vùng cao chỉ mới chú trọng đến độ cao tự nhiên, sự cách trở giao thông, chưa chú trọng đến các yếu tố tộc người, không phản ánh được điều kiện khó khăn của một số dân tộc ở đồng bằng, ven biển. Việc áp dụng các bộ tiêu chí phân định miền núi, miền cao chưa thống nhất đã gây ra nhiều chồng chéo, bất cập trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc, miền núi; chưa phản ảnh đúng tính chất, tương quan giữa các địa phương, các vùng, do đó cần phải xây dựng, hoàn thiện hai bộ tiêu chí phân định: Bộ tiêu chí quốc gia, phân định tổng thể mức độ khó khăn của các địa phương để làm căn cứ hoạch định chiến lược chung cho cả nước và Bộ tiêu chí phân định theo trình độ phát triển của các DTTS, nhằm thực hiện chính sách dân tộc. Bộ tiêu chí này phải tập trung chính sách vào đối tượng là người DTTS đang có nhiều khó khăn nhất để hướng tới ổn định, nâng cao đời sống đồng bào DTTS.
NHƯ QUỲNH
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)