Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 28
Hôm nay: 1532
Tổng lượt truy cập: 1.484.945
Người lưu giữ tiếng khèn bè giữa đại ngàn Trường Sơn
Sinh ra và lớn lên trên bản làng của cộng đồng người dân tộc Pa Kô, bản sắc văn hóa của dân tộc mình đã ăn sâu trong máu thịt và trở thành một tình yêu sâu nặng, ông Hồ Văn Chôn, sinh năm 1934 (thôn Kỳ Tăng, xã Lìa, huyện Hướng Hóa) đã sớm hình thành niềm đam mê dành cho nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đối với khèn bè.
Công đoạn lựa chọn ống nứa đòi hỏi độ tỉ mỉ để làm cây khèn có âm thanh tốt
Không những thực hiện thành thạo mà ông còn có khả năng chế tác khèn bè. Hiện nay, ông Chôn trở thành một trong số rất ít nghệ nhân người Pa Kô ở huyện miền núi Hướng Hóa còn lưu giữ được nghề chế tác nhạc cụ và là người duy nhất có khả năng chế tác khèn bè - một trong những loại nhạc cụ chủ đạo trong các lễ hội của đồng bào người Pa Kô.
Năm nay, ông Hồ Văn Chôn đã ở vào độ tuổi 90, thế nhưng hàng ngày, ông vẫn cần mẫn với công việc chế tác khèn bè. Công việc này gắn bó với ông từ thời trai trẻ, khởi nguồn từ tình yêu mãnh liệt đối với tiếng khèn bè. Ông yêu tiếng khèn bè từ lúc còn thơ bé, cứ mỗi mùa lễ hội, ông lại theo bố tham gia biểu diễn. Vừa xem vừa học hỏi rồi tự mình tìm tòi, nghiên cứu và tập luyện và trở nên thanh thạo. Với mong muốn tự mình làm nên chiếc khèn bè với âm thanh đúng theo sở thích, ông Chôn khăn gói sang nước bạn Lào tìm các nghệ nhân Vân Kiều, Pa Kô cao tuổi lành nghề để học hỏi. Không quản ngại khó khăn, ông Chôn ngày đêm rèn luyện và đã thành công trong việc chế tác khèn bè.
Chế tác khèn bè là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công. Mỗi chiếc khèn bè của người Vân Kiều, Pa Kô có cấu trúc chính gồm 14 ống tre gắn kết với nhau và một cái lưỡi gà tạo âm thanh. Ống tre được lựa chọn làm khèn bè là tre A la, tức là một loại nứa ở tận rừng sâu. Nứa được lựa chọn kỹ càng từng thân ống, phải là nứa già, ống thẳng, săn chắc. Sau khi lấy từ rừng về sẽ được áp thẳng, buộc chặt rồi đem phơi nắng nhiệt độ cao. Sau đó nứa được đem hơ trên bếp than cho đạt đến độ nóng vừa phải thì tiếp tục nắn lại một lần nữa cho thật thẳng. Bộ phận không thể thiếu tạo nên thanh âm đặc trưng của mỗi loại khèn đó là lưỡi gà, được gắn trên thân khèn bè và được rèn dũa hoàn toàn bằng thủ công. Nguyên liệu chính là bạc cũ, hoặc đồng loại tốt. Sau quá trình nung lên than nóng nhiệt độ cao thì bạc cũ, hoặc đồng sẽ được dát thật mỏng bằng búa và đe, sau đó gọt dũa đến độ mỏng dính, kích cỡ vừa vặn theo cấu trúc mỗi thân khèn. Tất cả những công đoạn này đều được ông Hồ Văn Chôn tự tay làm một cách cẩn trọng, bởi theo ông Chôn, để tiếng khèn đạt đến độ réo rắt, bay bổng, âm thanh trong trẻo thì công đoạn chọn ống tre và rèn dũa lưỡi gà là vô cùng quan trọng. Phải là người chơi khèn thành thạo, nhạy bén trong cảm nhận mỗi cung trầm bổng, phải “hiểu” từng cung bậc cảm xúc khi tiếng khèn cất lên mới có thể làm ra cây khèn đạt đến độ “nghệ” nhất.
Và cứ như thế, trải qua ngần ấy thời gian, ông Chôn đã gắn bó với cây khèn bè cho đến độ tuổi xế chiều, ông tham gia biểu diễn ở các lễ hội và giao lưu ở các tỉnh bạn, vừa là người biểu diễn, vừa chế tác. Khèn do ông chế tác ngày càng được nhiều người biết đến, tìm đến để đặt mua. Trước đây, mỗi cây khèn cần 7 ngày để hoàn tất, bây giờ phải mất 13-15 ngày. Để làm tốt công việc chế tác khèn bè đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo, đầu óc sáng tạo, đôi tai nhạy bén với từng âm thanh, có khả năng thổi khèn bè đạt tới mức điêu luyện, và hơn thế nữa đó là phải có một niềm đam mê đặc biệt. Chính vì thế, suốt mấy chục năm qua ở bản làng chưa có ai học được nghề này. Đến nay, ông trở thành nghệ nhân người Pa Kô duy nhất trên vùng cao Hướng Hóa còn có khả năng chế tác khèn bè. Với niềm đam mê dành cho nhạc cụ truyền thống, ông Chôn còn chịu khó tự tìm tòi nghiên cứu, tự tập luyện để có thể chơi thành thạo các loại nhạc cụ khác của người Pa Kô, biểu diễn thành thạo các làn điệu dân ca, dân vũ trong lễ hội Cồng chiêng của người Pa Kô. Ngoài ra, ông còn có khả năng chế tác nhạc cụ tù và và đàn môi.
Ông Chôn cho biết: “Khèn bè là loại nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất trong đời sống của người Pa Kô. Trong lao động sản xuất, trong giao lưu gặp gỡ, hàn huyên tâm tình hay trong lễ hội. Với mong muốn bảo tồn được nét văn hóa của đồng bào, tôi mong được các cấp quan tâm cho tôi dạy truyền nghề lại cho đời sau, để tiếng khèn sẽ mãi âm vang khắp núi rừng quê hương”.
Ông Hồ Văn Thứ, Phó Chủ tịch UND xã Lìa cho biết: “Ông Hồ Văn Chôn là một trong những nghệ nhân cao tuổi ở xã Lìa còn biết sử dụng và chế tác nhạc cụ của người Pa Kô. Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn tích cực tham gia Câu lạc bộ Cồng chiêng của xã, tận tình chỉ bảo cho các thành viên khác, nhất là những người trẻ tuổi về các sử dụng nhạc cụ, đặc biệt là khèn bè. Sự đam mê nhạc cụ truyền thống của ông đã góp phần bảo tồn những giá trị độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn”.
Bài và ảnh: TUỆ MỸ
- Chính sách mới về Bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số (21/10/2024)
- Tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm (15/10/2024)
- Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống (15/10/2024)
- Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (15/10/2024)
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non (15/10/2024)
- Đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát (15/10/2024)
- Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-20230” (14/10/2024)
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 119/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh (14/10/2024)
- Một số chính sách ưu đãi đối với người đồng bào dân tộc thiểu số (14/10/2024)
- Huyện Đakrông: Hỗ trợ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (14/10/2024)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)