Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 281

Tổng lượt truy cập: 1.420.603

Cần tháo gỡ khó khăn trong hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững

Ngày cập nhật: 15/09/2023 09:55:41

Thời gian qua, thực hiện các hợp phần phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững đã góp phần giúp người dân, đặc biệt là các hộ khó khăn, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập theo hướng bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn.

Bà con Bru Vân Kiều huyện Đakrông học kỹ thuật trồng cây cà phê - Ảnh: Internet

Ở Triệu Phong mặc dù đã kịp thời cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch để thực hiện, đem lại hiệu quả rõ nét. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể như mức đầu tư cho các mô hình còn thấp, chưa tập trung hỗ trợ đủ mạnh để tác động làm chuyển biến thực sự đời sống của người nghèo. Việc lồng ghép công tác dạy nghề cho các hộ nghèo để chăn nuôi, trồng trọt trở thành một nghề có thể giúp các hộ thoát nghèo vẫn còn hạn chế. Các dự án triển khai qua các năm, thực tế chỉ có mô hình chăn nuôi là lựa chọn của đại đa số hộ nghèo. Do giá cả bấp bênh, dịch bệnh khó kiểm soát, các mô hình còn nhỏ lẻ nên phát triển thiếu bền vững. Việc tiêu thụ sản phẩm do các hộ nghèo sản xuất ra còn khó khăn, từ đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, phần lớn hộ nghèo tại địa phương đều nằm ngoài độ tuổi lao động, từ đó dẫn đến khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất”.

Tại huyện miền núi Hướng Hóa, thực hiện các mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương trình Giảm nghèo bền vững đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, từng bước gắn sản xuất với thị trường. Chuyển tập quán sản xuất theo lối truyền thống qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giống mới… nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, việc triển khai các mô hình sản xuất trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Đa số các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất chỉ mang tính chất trình diễn, nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế, dàn trải, phân tán. Đầu ra sản phẩm nông sản còn khó khăn…

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thay đổi tập quán sản xuất, vì vậy đòi hỏi quá trình thực hiện phải có sự đồng bộ, thống nhất giữa người sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất. Trình độ của người dân còn thấp, tiếp thu khoa học kỹ thuật hạn chế nên việc duy trì các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả chưa cao…”.

Sau một thời gian triển khai trên địa bàn tỉnh, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững đã tạo sự ổn định và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo. Việc hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình, mua sắm máy móc, công cụ hỗ trợ phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện thực tế của các hộ nghèo, giúp họ có điều kiện tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm thay đổi tập quán sản xuất đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

Kinh phí thực hiện Chương trình một số nơi còn mang tính dàn trải, chưa tập trung, trong khi đó nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế. Mặt khác, nguồn kinh phí hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo còn thấp, định mức hỗ trợ cho người nghèo tham gia dự án thấp, ngắn hạn, do đó chưa tạo động lực cho người nghèo nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhiều giải pháp đã được tỉnh đưa ra trong thời gian tới với mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân…

Trong đó, quan tâm huy động sự tham gia vào công tác giảm nghèo của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể và tổ chức từ thiện dưới hình thức phù hợp. Tăng cường sự tham gia của người dân vào mọi hoạt động giảm nghèo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức của người dân trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo phát huy khả năng của bản thân, gia đình chủ động vươn lên vượt qua nghèo khó, không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.

Tập trung ưu tiên thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp cùng nhau liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và kết nối thị trường, đảm bảo tính bền vững của các mô hình…

                                                          LỆ THỦY

More
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)