Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 39
Hôm nay: 1341
Tổng lượt truy cập: 1.484.754
Quảng Trị xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0
Cổng giao tiếp Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Quảng Trị
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN), hướng tới phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia; việc xây dựng CPĐT trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ Chính phủ nào bởi CPĐT cho phép người dân tương tác, nhận được các dịch vụ từ Chính phủ 24 giờ một ngày, 07 ngày một tuần, tăng tính minh bạch, giảm chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, góp phần làm giảm tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các CQNN, hướng tới phát triển CPĐT; thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án CNTT được triển khai rộng khắp trong CQNN các cấp, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, tạo nền tảng phát triển CPĐT trong các giai đoạn tiếp theo.
Tại Quảng Trị, ngày 09/10/2018, UBND tỉnh có Quyết định số 2336/QĐ-UBND về ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Trị - Phiên bản 1.0; đến nay việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng:
Với kênh truy cập: Hệ thống thư điện tử công vụ tên miền @quangtri.gov.vn đã được triển khai đồng bộ tại tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; là công cụ trao đổi thông tin một cách thông suốt, an toàn và hiệu quả giữa các địa phương, đơn vị trong và ngoài tỉnh; cũng là công cụ trao đổi thông tin của các cán bộ, công chức (CBCC) giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tỷ lệ CBCC của tỉnh được cấp hộp thư điện tử công vụ đạt 100%; tỷ lệ CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ước đạt trên 80%. Việc gửi nhận văn bản qua mạng tại địa chỉ http://guinhanvanban.quangtri.gov.vn được thực hiện tại 100% CQNN trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ văn bản được gửi qua mạng giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 95%. Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng được triển khai đồng bộ tại 100% CQNN trên địa bàn tỉnh.
Với dịch vụ cổng thông tin điện tử: Ngoài trang thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://www.quangtri.gov.vn, đến nay 100% sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trang thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. 100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 80% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên trang thông tin điện tử của tỉnh; bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin thông suốt từ UBND tỉnh đến các đơn vị trực thuộc.
Với dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): Cổng giao tiếp DVCTT tỉnh Quảng Trị được triển khai tại địa chỉ http://dichvucong.quangtri.gov.vn; đến nay toàn tỉnh có trên 100 DVC trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3, mức độ 4.
Với các ứng dụng và cơ sở dữ liệu (CSDL): Đến nay, nhiều hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành được cài đặt, vận hành, khai thác sử dụng tại các CQNN trên địa bàn tỉnh. Hệ thống một cửa điện tử đã được triển khai đồng bộ, liên thông tại các sở, ban, ngành và địa phương; qua đó giúp người dân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội khai thác dịch vụ hành chính công nhanh hơn, dễ dàng và tiện lợi hơn; từ đó tăng cường và củng cố lòng tin của tổ chức, công dân với các cơ quan hành chính. Cùng với việc triển khai đồng bộ hệ thống hội nghị truyền hình tỉnh, đến nay nhiều cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã được triển khai thực hiện.
Với hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng CNTT các CQNN trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc chuyên môn của các CBCC; tỷ lệ bình quân máy tính/ CBCC đạt trên 90%; 100% CQNN cấp tỉnh, cấp huyện và hơn 80% UBND cấp xã có mạng nội bộ LAN kết nối Internet qua các đường truyền tốc độ cao. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đã góp phần thúc đẩy ứng dụng, phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Với những kết quả đạt được trên chứng tỏ Quảng Trị đang có những bước đi đúng hướng trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số tại địa phương. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được trên, việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh thời gian qua gặp một số vướng mắc, tồn tại:
Thứ nhất, về hạ tầng CNTT: Hạ tầng CNTT nhìn chung thiếu đồng bộ, thống nhất. Hệ thống máy tính ở nhiều cơ quan, đơn vị đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp hoặc trang bị mới. Đối với cấp xã hạ tầng còn thiếu và yếu không đáp ứng được nhiều cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin mở rộng từ tỉnh xuống huyện và xuống cấp xã.
Thứ hai, về ứng dụng CNTT: Việc ứng dụng CNTT tập trung chủ yếu tại các sở, ban, ngành và văn phòng UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; chưa ứng dụng mạnh tại các xã, phường, thị trấn. Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đã được triển khai và cung cấp trên mạng Internet, tuy nhiên sự tham gia của công dân, tổ chức còn rất hạn chế.
Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực CNTT: Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thiếu cán bộ lãnh đạo CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Nhiều cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đến nay chưa có cán bộ chuyên trách CNTT hoặc có cán bộ chuyên trách CNTT nhưng đến nay đã điều chuyển sang làm nhiệm vụ chuyên môn khác.
Thứ tư, vấn đề an toàn an ninh thông tin mạng chỉ bước đầu quan tâm; đến nay nhiều cơ quan, đơn vị chưa chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị nên không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng, mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ thống từ trước...
Thứ năm, về đầu tư cho CNTT: Ngân sách Trung ương cắt giảm, ngân sách địa phương khó khăn nên không đảm bảo kinh phí cho việc triển khai các chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT đã được phê duyệt.
Nhằm khắc phục những hạn chế kể trên, thời gian tới, tỉnh cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, về chủ trương, chính sách: Tiếp tục hoàn thiện khung hành lang pháp lý hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnh, tập trung xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hơi về xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, về phát triển hạ tầng kỹ thuật: Tập trung triển khai phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử tỉnh như: xây dựng trung tâm giám sát điều hành thông minh tỉnh (IOC), xây dựng trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng tỉnh (SOC), xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (DC), xây dựng mạng diện rộng tỉnh trên nền tảng mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, Nhà nước...
Thứ ba, về triển khai ứng dụng CNTT: Tập trung xây dựng các hệ thống thông tin và CSDL dùng chung của tỉnh nhằm hỗ trợ việc kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu; đẩy mạnh việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc sử dụng văn bản điện tử trong chỉ đạo, điều hành...
Thứ tư, về phát triển nguồn lực CNTT: Tiếp tục thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT cấp huyện nhằm đảm bảo thống nhất, tập trung trong công tác chỉ đạo ứng dụng, phát triển CNTT xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số tỉnh; tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong cán bộ công chức tỉnh nhằm hình thành đội ngũ công chức số phục vụ cho việc triển khai chính quyền số tỉnh trong tương lai. Ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho việc triển khai các chương trình, đề tài, dự án, quy hoạch, kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT đã được phê duyệt.
Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh về quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã khẳng định: Quảng Trị ứng dụng CNTT sâu rộng trong hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, người dân; từng bước xây dựng chính quyền điện tử cấp tỉnh. Quảng Trị đang cùng với cả nước quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại hướng đến việc xây dựng một chính quyền số, một chính quyền thật sự của dân, vì dân và vì sự phồn thịnh của đất nước trong một môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thiện Đạt
- Sở Thông tin và Truyền thông: Tổ chức khóa tập huấn về an toàn, bảo mật thông tin và quản trị mạng nâng cao (25/03/2022)
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (25/03/2022)
- Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (28/03/2022)
- Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (28/03/2022)
- Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (28/03/2022)
- Ban hành Thông tư mới Quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (28/03/2022)
- Ban hành Thông tư mới quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (28/03/2022)
- Sở Thông tin và Truyền thông: Khai giảng khóa Bồi dưỡng tập huấn về an toàn, bảo mật thông tin (12/09/2022)
- Khai mạc lớp bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số (12/09/2022)
- Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 (12/09/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)