Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 164
Tổng lượt truy cập: 1.436.509
Vai trò của Mặt trận trong công cuộc chuyển đổi số và vấn đề nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ trong hệ thống Mặt trận
Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế số là giải pháp mang tính đột phá góp phần nâng cao năng suất lao động; ứng dụng công nghệ số và thành tựu của CMCN 4.0 để phát triển các mô hình mới trong sản xuất, kinh doanh với hiệu quả cao; thúc đẩy thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ; doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là lực lượng quan trọng cho phát triển kinh tế số tại địa phương; chuyển đổi số những lĩnh vực ưu tiên phù hợp với những yếu tố đặc thù về thiên nhiên-văn hóa-con người của tỉnh, giúp tạo đột phá thúc đẩy và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Hỗ trợ nhân dân cài đặt ứng dụng PC Covid-19- Ảnh: MT
Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số, cần tiên phong thay đổi thể chế trong phạm vi quyền hạn, sẵn sàng thử nghiệm cái mới, mô hình mới, đánh giá và nhân rộng; ưu tiên sử dụng công nghệ và nền tảng tiên tiến trong chuyển đổi số. Chuyển đổi số là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động, trọng tâm, trọng điểm, cần có những biện pháp sáng tạo, huy động sự tham gia của toàn dân, đồng thời lựa chọn những giải pháp tối ưu để triển khai nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người, văn hóa của tỉnh.
Trong quá trình chuyển đổi số diễn ra, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là vô cùng quan trọng, bởi việc thay đổi thói quen trong cả hệ thống chính trị chuyển từ môi trường nửa truyền thống, nửa môi trường điện tử sang hoàn toàn trên môi trường số trên 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là một quá trình khó khăn, gian khổ. Chuyển đổi số tác động lên toàn bộ xã hội và từng người dân. Bởi vậy, Mặt trận đóng vai trò chỉ đạo điều phối các đoàn thể tiên phong triển khai chủ trương, chính sách, hướng dẫn, bắt tay chỉ việc cho từng người dân. Muốn làm được việc đó, đội ngũ cán bộ Mặt trận phải được trang bị kiến thức về chuyển đổi số, trang bị về cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ. Hiện nay, đội ngũ cán bộ Mặt trận có nhiều ưu thế như: Hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh trong thời gian qua đã tích cực chuyển mình để có thể tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đến nay, có 10/10 huyện, thị, thành phố 100% cán bộ, công chức đều có máy tính; điện thoại thông minh có nối mạng Internet; 100% đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận cấp huyện đều có chữ ký số; bước đầu đã sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý điều hành công việc, 125/125 xã, phường, thị trấn có ít nhất một máy vi tính có nối mạng Internet; cán bộ chuyên trách Mặt trận cấp xã đều có điện thoại thông minh; 90% cán bộ Ban Công tác Mặt trận thôn, bản, khu dân cư đều có điện thoại thông minh; đây chính là những cơ sở bước đầu trong việc ứng dụng những thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào các hoạt động của Mặt trận các cấp.
Tuy nhiên, do trình độ dân trí có nơi còn thấp, việc nắm bắt các thông tin còn chậm đã ảnh hưởng đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật và sử dụng các thiết bị công nghệ dẫn đến người dân vẫn thích trực tiếp đi đến các cơ quan chính quyền, Mặt trận để thực hiện các giao dịch; sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm và phong trào, ít hợp tác và ứng dụng tiến bộ khoa học; tư duy sản xuất theo quy trình, chuỗi từ sản xuất đến đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử chưa nhiều; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được nhiệm vụ thực tiễn đổi mới đất nước. Điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ số vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều nơi điện, cáp viễn thông vẫn chưa đến được, nhiều khu vực sóng điện thoại không có hoặc đang sử dụng sóng 2G dẫn đến tốc độ đường truyền rất chậm, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh trong dân còn thấp đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; chưa phải tất cả cán bộ, công chức đều có kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và có thể sử dụng, ứng dụng kỹ thuật mới vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0 của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc. Phần lớn cán bộ, công chức đều thực hiện các công việc hành chính theo khuôn mẫu, quy định có sẵn, chưa có tư duy đột phá, cải tiến để thay đổi lề lối, phương thức làm việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Số cán bộ, công chức có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế ở nhiều cơ quan, đơn vị còn rất hạn chế.
Từ thực trạng đó, trong thời gian tới để đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số, góp phần tạo đột phá đưa Quảng Trị vươn lên phát triển bền vững bằng chuyển đổi nhận thức + công nghệ số, hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh cần chú trọng:
Đổi mới thông tin, tuyên truyền bằng chuyển đổi số, cuộc sống người dân Việt Nam đang dần chuyển lên trực tuyến. Do vậy, liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền, nắm bắt dư luận, tăng cường đồng thuận xã hội bắt buộc phải đổi mới cách làm việc mới có thể đạt được yêu cầu đề ra. Trước những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần chủ động trong việc nắm bắt tình hình nhân dân, dư luận xã hội trên báo chí và mạng Internet từ đó phân loại thông tin tích cực, tiêu cực để có định hướng dư luận đúng đắn, tích cực, kịp thời.
Người dân chính là trung tâm của chuyển đổi số. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh tiến trình này. Vai trò của Mặt trận là tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số, cùng ngành Thông tin và Truyền thông dẫn dắt, lan tỏa và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số cần được thực hiện để đổi mới cách thức thông tin, tuyên truyền, nắm thông tin dư luận xã hội, thực hiện dân chủ và tăng cường đồng thuận xã hội. Chuyển đổi số cũng là cách để hỗ trợ, tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thí dụ: Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” đã vận động được gần 2.500 tỷ đồng thông qua hệ thống trực tuyến. Các công tác của Mặt trận giờ đây cũng thường xuyên được triển khai qua hình thức trực tuyến... Chương trình “San sẻ yêu thương” do Mặt trận tỉnh tổ chức ủng hộ đồng bào miền Nam chống dịch…
Sau đợt lũ, lụt lịch sử năm 2020, từ khó khăn trong việc điều phối cứu trợ, Mặt trận tỉnh đã triển khai Đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây dựng Cổng thông tin cứu trợ nhân đạo tại địa chỉ https://cuutro.quangtri.gov.vn/”. Đây là một bước chuyển đổi số trong công tác làm thiện nguyện, nhằm minh bạch thông tin về cứu trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác từ thiện đến gần với người dân đang gặp khó khăn. Đặc biệt là tạo niềm tin trong nhân dân, thu hút nhiều những tấm lòng thiện nguyện giúp người dân vượt qua khó khăn và nghèo đói. Chuyển đổi số đúng là đang giải quyết những “nỗi đau” của nhân loại, nhờ chuyển đổi mà những “nỗi đau”, những vấn đề bức thiết của người dân được các ngành chức năng giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn, từ thông tin hai chiều có thể giúp nhau bằng những địa chỉ trực tiếp và có sự giám sát của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, để Cổng thông tin cứu trợ nhân đạo có thông tin đẩy đủ, sống, sạch, kịp thời thì vai trò của cán bộ Mặt trận các cấp là vô cùng quan trọng. Cập nhật thông tin và hướng dẫn người dân tự cập nhật địa chỉ cứu trợ kịp thời, theo dõi tiếp nhận viện trợ từ các nhà hảo tâm nhanh chóng, xác thực thông tin hoàn tất nhằm minh bạch quy trình cứu trợ…tạo sự đồng thuận giữa người tài trợ, người nhận và sự giám sát của dư luận xã hội.
Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý trong cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố; triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đảm bảo an toàn, an ninh mạng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh; nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Mặt trận các cấp. Triển khai đồng bộ các giải pháp; ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, điều hành, vận động và điều phối cứu trợ, hoạt động thiện nguyện trên địa bàn tỉnh; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ của chính quyền các cấp và khơi dậy tiềm năng sáng tạo, sức mạnh của toàn dân vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Bắt kịp xu hướng truyền thông hiện đại, phát huy ưu thế công cuộc chuyển đổi số để kết nối thông tin hoạt động hệ thống Mặt trận đến cơ sở thì vấn đề đưa thông tin về cơ sở mới có thể đẩy mạnh phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới, kỹ năng mới để tạo ra được nội dung và hình thức mới và qua đó làm tốt công tác của Mặt trận các cấp.
Trong thời gian tới, ngành Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành cùng Mặt trận để làm thế nào huy động lực lượng hỗ trợ người dân trong công cuộc chuyển đổi số, làm thế nào để cung cấp thông tin và kiến thức, kỷ năng cho cán bộ Mặt trận chỉ đạo các đoàn thể hỗ trợ người dân bằng phương thức triển khai bắt tay chỉ việc, đặc biệt là chỉ đạo đoàn thanh niên và các thành viên của Hội …vào cuộc quyết liệt để tận dụng được lợi thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà lên ngang tầm với các tỉnh bạn trong khu vực và trong cả nước.
NGUYỄN THỊ HUYỀN
- Đến với mô hình thí điểm “xã thông minh” Hướng Phùng (29/03/2022)
- Triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển cây ăn quả chủ lực trên địa bàn tỉnh (29/03/2022)
- Quảng Trị triển khai cập nhật dữ liệu tàu cá trên hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (29/03/2022)
- “Đi chợ hộ” thời chuyển đổi số (29/03/2022)
- Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong kinh doanh xăng dầu (29/03/2022)
- Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng phát triển Chính phủ số (29/03/2022)
- Thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo (29/03/2022)
- Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 (29/03/2022)
- Quảng Trị hoàn thành việc chuyển đổi truyền hình số (29/03/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)