Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 8
Tổng lượt truy cập: 1.466.502
Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo.
Chuyển đổi số trong giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ảnh: Internet
Chuyển đổi số trong giáo dục muốn phát triển tốt thì yếu tố nhân lực cần được ưu tiên nhất. Các trường đại học nên mở lớp đào tạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật để thích ứng cho cả nước, mở những hệ đào tạo tài năng nhất.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy. Ngành giáo dục đã phát triển mô hình giảng dạy học trực tuyến online, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới khiến cho mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng và ngành giáo dục cũng không là ngoại lệ. Cụ thể, ngành giáo dục đã triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch với mục tiêu “bảo đảm sức khỏe, an toàn của học sinh, sinh viên, giáo viên lên trên hết”; đồng thời thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường dạy học qua Internet, trên truyền hình; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho các học sinh, giáo viên trong quá trình dạy học qua Internet; ban hành kịp thời hướng dẫn tinh giản chương trình giáo dục phổ thông học để các địa phương kịp thời thực hiện. Các nhà trường đã chủ động và thích ứng nhanh với diễn biến dịch bệnh, áp dụng sinh động và hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy. Qua việc giảng dạy trực tuyến, cho thấy năng lực sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, việc dạy học online đã trở thành một hoạt động thiết yếu, duy trì sự tương tác giữa thầy và trò. Những giải pháp cụ thể mà ngành giáo dục triển khai vừa qua đã cho thấy, toàn ngành đã thực hiện khá tốt việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giảng dạy và học tập.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên cũng như thực hiện giãn cách xã hội, các trường học đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học, cách ly tại nhà. Và để đảm bảo kiến thức và kế hoạch đề ra, ngành giáo dục đã áp dụng việc học online trực tuyến vào trong giảng dạy. Việc áp dụng học online gặp nhiều khó khăn về công nghệ, kiểm soát, đánh giá năng lực người học…
Việc áp dụng công nghệ vào trong phương pháp giảng dạy khiến cho nhiều trường vẫn chưa quen với phương pháp này, hay cơ sở vật chất điều kiện kinh tế của một số trường còn hạn chế đã ảnh hưởng đến việc học theo phương pháp này. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, cùng với việc ngành giáo dục đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết sớm nhất trong tương lai. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên, người học.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục được phổ biến đến từng địa phương, nhà trường, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý để cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Đồng thời, ngành giáo dục đã tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên kiến thức, kỹ năng công nghệ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Ngành giáo dục đặt ra “mục tiêu của ngành giáo dục là cố gắng phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”, từ đó, góp phần đắc lực thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới.
THÙY LOAN
- Phát huy vai trò của Bưu điện trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính quyền số (29/03/2022)
- Ứng dụng IOC trong công tác phòng chống dịch COVID -19 (29/03/2022)
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Ngành điện Quảng Trị đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (29/03/2022)
- Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp Quảng Trị (29/03/2022)
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (29/03/2022)
- Thủ tướng Chính phủ kiện toàn và đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số (29/03/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)