Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 40

Tổng lượt truy cập: 1.410.563

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Ngày cập nhật: 13/09/2022 09:04:03

Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ cho các hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững cho các địa phương.Đối với chương trình thuộc 30a, việc hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu nhằm thoát nghèo bền vững. Qua 8 năm thực hiện, huyện Đakrông đã triển khai các chính sách về hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng và ven rừng. Chất lượng rừng được giao khoán đã được cải thiện, độ che phủ rừng tăng, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng ở những nơi đã khóa và bảo vệ giảm, tình trạng khai thác lâm sản trái phép đã được hạn chế, tính đa dạng sinh học của rừng được bảo vệ ngày càng tốt hơn.

Mô hình trồng dứa ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ

Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất là: 49.038.046 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước là: 44.786.43 triệu đồng và huy động nguồn khác và dân đóng góp là: 4.251.634 triệu đồng thực hiện 52 mô hình và 69 dự án với 3.437 hộ được hưởng lợi.

 Qua 4 năm thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất chủ yếu tập trung hỗ trợ: Về giống cây trồng: đã hỗ trợ trên 1.590.067 cây giống các loại trong đó chủ yếu các loại cây như: bời lời, keo lai dâm hom, chuối, dứa… và 3.585 kh giống (bao gồm: lúa, lạc, gừng, nghệ, ngô…). Về vật nuôi: đã hỗ trợ trên 103.810 con giống các loại chủy yếu là bò, dê, lợn, gà, cá… Về vật tư: đã hỗ trợ trên 130.777kg các loại bao gồm phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm… Hỗ trợ và nhân rộng một số mô hình, chủ yếu tập trung các mô hình như: chăn nuôi hươu sao, mô hình trồng cây hương nhu trắng, mô hình trồng cây dong riềng…

Tuy vậy, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất ở huyện nghèo 30a còn gặp một số hạn chế như: một bộ phận người dân còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại, chưa có ý thức tự giác vươn lên, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số công tác tuyên truyền vận động người dân còn khó khăn vì trình độ dân trí thấp, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất còn nặng tính cho không nên thiếu hiệu quả; các mô hình sản xuất giảm nghèo khó nhân rộng trên địa bàn, hiệu quả mang lại chưa cao; diện tích rừng khoán ở cách xa vùng dân cư, các khu rừng khoán mới dùng lại ở hoạt động bảo vệ rừng, một số rừng được khóa chưa phát huy được giá trị kinh tế, người dân chưa thực sự sống bằng nghề rừng, một số hộ còn thiếu đất canh tác, sản xuất nông nghiệp nên ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng.

MÂY MÂY

Các tin khác
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)