Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 1
Tổng lượt truy cập: 1.485.682
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên 313.675 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh. Toàn vùng có 44 xã, thị trấn thuộc địa bàn 02 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và các huyện có xã miền núi Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Trong đó có 38 xã có đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều và Tà Ôi (Pa Cô) sinh sống tập trung theo cộng đồng thôn bản. Dân số miền núi tính đến thời điểm 01/01/2022 là: 45.546 hộ, 192.298 khẩu, trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số có 20.984 hộ, 94.981 khẩu (chiếm tỷ lệ 13,32% dân số toàn tỉnh). Số hộ nghèo đồng bào DTTS: 12.584 hộ, chiếm tỷ lệ 59,97% số hộ dân tộc thiểu số. Những năm trước đây, do phong tục tập quán lạc hậu, bà con thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình... nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến.
Phụ nữ Vân Kiều dệt vải - Ảnh: H. HOÁ
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 11/1/2016 về triển khai, thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020” (Giai đoạn I). Trên cơ sở bám sát kế hoạch của tỉnh, UBND các huyện đã chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới gắn với tuyên truyền các quy định về phòng chống tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS được chú trọng. Hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS ở địa bàn các xã, thôn, bản có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao về tảo hôn và HNCHT được tăng cường. Một số địa phương đưa các quy định về phòng chống tảo hôn vào xây dựng hương ước, quy ước, bình xét gia đình văn hóa, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong đồng bào DTTS trên địa bàn...
Theo đó, số cặp tảo hôn giai đoạn 2016 - 2020 giảm 445 cặp, kết hôn cận huyết thống giảm 07 cặp so với giai đoạn 2011 - 2015. Sau 05 năm, số cặp tảo hôn giảm được 57 cặp tương đương với 24,6% (năm 2016 là 232 cặp; năm 2021 là 175 cặp) hôn nhân cận huyết thống gần như chấm dứt, 04 năm liền trên địa bàn tỉnh đã không còn trường hợp kết hôn cận huyết thống.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng thực trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn diễn biến phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn và HNCHT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn cao. Cụ thể: Công tác quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và HNCHT để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa còn hạn chế. Việc quản lý, xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn và HNCHT chưa được quan tâm thực hiện, còn tình trạng nể nang khi xử lý các trường hợp vi phạm. Đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, tuyên truyền viên các Câu lạc bộ trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng tảo hôn và HNCHT.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tạo ra những hệ lụy xấu mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức. Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác truyền thông, xây dựng các thông điệp truyền thông ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về chống tảo hôn; thường xuyên đăng, phát rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt cần phát phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đến công chúng tham gia tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên không tảo hôn, gia đình không cho con tảo hôn, chính quyền không hợp thức hóa việc tảo hôn. Nhân rộng những mô hình điểm, cách làm hay để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, ngoài biện pháp xử phạt vi phạm hành chính nghiêm minh đối với người tảo hôn và người tổ chức tảo hôn, cần khen thưởng kịp thời người có công phát hiện và ngăn chặn không để xảy ra tảo hôn. Đưa vấn đề tảo hôn vào thảo luận và truyền thông vào giáo dục từ cấp THCS kèm theo các nội dung về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực và kiến thức sức khỏe sinh sản để nâng cao nhận thức cho các em học sinh.
Tảo hôn và HNCHT gây hệ lụy cho gia đình và xã hội. Kết hôn cận huyết và tảo hôn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em mà còn kéo lùi sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trẻ em được sinh ra từ các cặp vợ chồng tảo hôn và HNCHT có tỷ lệ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe, tử vong sơ sinh cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Đối với phụ nữ kết hôn cận huyết thống khi sinh con rất dễ tử vong, bệnh tật, không có cơ hội lao động, dẫn đến cuộc sống khó khăn, nguy cơ tan vỡ trong hôn nhân cao. Đối với trẻ em gái kết hôn sớm sẽ làm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Bên cạnh đó, khi kết hôn sớm trẻ em cả nam lẫn nữ sẽ hạn chế cơ hội học tập, vui chơi, giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Từ đó, giảm khả năng tìm kiếm việc làm, thu nhập thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao, hôn nhân dễ tan vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.
Tảo hôn và HNCHT đã và đang là vấn nạn chung gây ra nhiều bi kịch, hệ lụy cho sự phát triển xã hội. Sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội là hết sức cần thiết nhằm từng bước xóa bỏ quan niệm lạc hậu, để tình trạng tảo hôn và HNCHT từng bước ngăn chặn và đẩy lùi.
HÙNG NAM
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)