Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 16
Hôm nay: 749
Tổng lượt truy cập: 1.433.157
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xuất bản, số 12/2008/QH12 ngày 03/06/2008
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản. Luật này tiếp tục thể hoá các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, đồng thời, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoạt động xuất bản.
Những nội dung cơ bản của Luật:
Luật được kết cấu thành 3 điều: Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản (sửa đổi, bổ sung 8 điều gồm: Điều 18, 26, 30, 36, 38, 39, 43, 44); Điều 2 sửa đổi tên gọi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; Điều 3 quy định hiệu lực thi hành của Luật: Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Cụ thể, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản như sau:
Điều 18 sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký kế hoạch xuất bản: Trước khi xuất bản, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận bằng văn bản. Đây là điểm mới so với Luật Xuất bản năm 2004, góp phần giúp cho các nhà xuất bản không phải xây dựng kế hoạch xuất bản nhiều lần và xin phép mỗi khi muốn thay đổi thông tin liên quan đến tên sách, tên tác giả, thời gian xuất bản sách…Ngoài ra, sự thay đổi này cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản không phải nhiều lần xác nhận kế hoạch, xác nhận yêu cầu bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho các nhà xuất bản. Để đảm bảo kế hoạch xuất bản không bị kéo dài từ năm này sang năm khác gây khó khăn trong công tác quản lý, Luật sửa đổi, bổ sung quy định kế hoạch xuất bản chỉ “có giá trị thực hiện hết ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch”.
Điều 26 sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin bắt buộc phải ghi trên xuất bản phẩm. Chính phủ quy định những trường hợp đặc biệt không ghi một số thông tin trên xuất bản phẩm. Giám đốc nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin trên xuất bản phẩm.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản quy định đầy đủ hơn về chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản (Điều 30, Điều 36, Điều 44).
Điều 30 sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản: Tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền và có thể bị áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ việc xuất bản xuất bản phẩm vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động xuất bản, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động xuất bản; trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Người có hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 36 sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực in xuất bản phẩm. Tổ chức, cá nhân có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền, đình chỉ in xuất bản phẩm đang in và có thể bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: In xuất bản phẩm mà không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; In xuất bản phẩm mà không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản; in xuất bản phẩm không đúng với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản; In xuất bản phẩm gia công cho nước ngoài mà không có giấy phép in gia công; In xuất bản phẩm đã có quyết định đình chỉ in, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ; In xuất bản phẩm không đúng với bản thảo đã được nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản ký duyệt; in xuất bản phẩm không có hợp đồng in hoặc in vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực in xuất bản phẩm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Người có hành vi vi phạm trong lĩnh vực in xuất bản phẩm đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 44 sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm: Tổ chức, cá nhân có hành vi sau đây thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền, tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ phát hành xuất bản phẩm và có thể bị áp dụng các biện pháp thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: Phát hành xuất bản phẩm mà việc xuất bản, in, nhập khẩu không hợp pháp; Phát hành xuất bản phẩm không có hoá đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp; Phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ; Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh; Tiêu thụ, phổ biến trái phép xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; Nhập khẩu xuất bản phẩm không đăng ký danh mục nhập khẩu hoặc thực hiện không đúng danh mục đã đăng ký; Nhập khẩu xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 3 và Điều 10 của Luật xuất bản. Điều này còn quy định về xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm. Người có hành vi vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản còn có các quy định liên quan đến yếu tố nước ngoài.
Điều 39 sửa đổi, bổ sung quy định về việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh. Luật quy định rõ thời hạn cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản xác nhận bằng văn bản việc đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu của cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; những quy định liên quan đến xuất bản phẩm nhập khẩu và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu.
Điều 43 sửa đổi, bổ sung quy định về hợp tác với nước ngoài về phát hành xuất bản phẩm nhằm đảm bảo cho việc nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Xuất bản được sửa đổi, bổ sung góp phần quan trọng đưa hoạt động xuất bản phát triển hơn trong tình hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất bản Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
PHÒNG QLBC-XB
- Nghiêm cấm sử dụng nội dung, hình ảnh, họa tiết, màu sắc của tiền Việt Nam và nước ngoài để in vàng mã (07/07/2022)
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2005/NĐ-CP (07/07/2022)
- Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có ít nhất năm (05) nhân viên thẩm định nội dung sách (07/07/2022)
- Ban hành Thông tư liên tịch về phối hợp phòng, chống in lậu (07/07/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)