Phòng Bưu chính, Viễn thông - CNTT - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 111

Tổng lượt truy cập: 1.305.346

PHÒNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

31-01-2023

1. Vị trí, chức năng:

 Phòng Bưu chính, Viễn thông - Công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là BCVT-CNTT) là một phòng chức năng thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Phòng BCVT-CNTT có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, điện tử; bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông, các dịch vụ công ích về bưu chính, viễn thông. Tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, điều hành phối hợp, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho BCVT-CNTT trong tỉnh phát triển.      

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

2.1 Quản lý Nhà nước về xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

a) Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát
triển bưu chính, viễn thông, Công nghệ thông tin – Điện tử (CNTT-ĐT), chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quốc gia, của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt và theo sự phân công của Giám đốc Sở.

b) Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân Tỉnh các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT- ĐT, chuyển đổi số phù hợp với đặc thù của tỉnh và phù hợp với quy hoạch phát triển CNTT-ĐT, chuyển đổi số của Quốc gia.

c) Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành các quy
định, các chuẩn, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực CNTT-ĐT, bưu chính, viễn thông trên địa bàn Tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện sau khi được ban hành và theo sự phân công của Giám đốc Sở.

2.2. Quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, internet.

a) Tham mưu xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trình UBND tỉnh ban hành.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các văn bản, quy phạm pháp luật và quy định của Nhà nước về Bưu chính - Viễn thông.

c) Tham mưu các giải pháp cụ thể để triển khai các hoạt động công ích về bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.

d)  Xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát bằng văn bản cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát trong phạm vi nội tỉnh; Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư theo thẩm quyền. Phối hợp triển khai công tác quản lý nhà nước về tem bưu chính trên địa bàn.

e) Phối hợp kiểm tra, thanh tra các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.

f) Tham mưu thực hiện công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực bưu chính,viễn thông, tần số vô tuyến điện do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

g)Thống kê, báo cáo, điều tra, khảo sát trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.

2.3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo thông tin liên lạc.

a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn mạng bưu chính, viễn thông, an toàn và an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Tham mưu tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước phục vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
thông tin phòng chống thiên tai lụt bão, thông tin về an toàn, cứu nạn, cứu hộ và các thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.4. Quản lý nhà nước về lĩnh vực tần số vô tuyến điện.

a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch phân bổ tần số
đối với các đài phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp, các cơ quan, cá nhân có sử dụng tần số hoạt động trên địa bàn Tỉnh; Các quy định về điều kiện, kỹ thuật, điều kiện khai thác các thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện trên địa bàn Tỉnh.

b) Phối hợp cùng Trung tâm tần số vô tuyến điện Khu vực III quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh, giải quyết, xử lý can nhiễu; cấp giấy phép thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

2.5. Quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin truyền thông.

a) Phối hợp, tham gia một số công đoạn trong quá trình cấp phép, giải quyết tranh chấp về kết nối và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

b) Xây dựng quy trình phối hợp, tổ chức thực hiện và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp từng bước hiện đại hóa, quang hóa, ngầm hóa và chỉnh trang làm gọn hệ thống mạng cáp viễn thông trên địa bàn Tỉnh.

c) Tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số; xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh; cập nhật cơ sở dữ liệu để kết nối tương thích với hệ thống dữ liệu của tỉnh; có sự phân cấp cho các doanh nghiệp phối hợp thực hiện.

2.6. Quản lý Nhà nước về Công nghệ thông tin – Điện tử (CNTT-ĐT).

a) Nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định phát triển ứng dụng CNTT-ĐT, về an toàn CNTT-ĐT và chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị để tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành và tham mưu tổ chức thực hiện.

b) Xây dựng quy chế, quy định và theo dõi, giám sát việc khai thác, sử dụng hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

c) Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

d) Thẩm định các chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng CNTT trên địa bàn tỉnh.

e) Xây dựng các khung kiến trúc kỹ thuật, các tiêu chuẩn về giao tiếp, kết nối đối với các ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

f) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

g) Xây dựng các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

h) Triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

i) Xây dựng cơ chế quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng và ứng dụng CNTT nhằm bảo đảm an toàn an ninh thông tin cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

k)Tổ chức, hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện các quy định về an toàn an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

l) Xây dựng kế hoạch, đề án, dự án nhằm duy trì, nâng cấp, mở rộng hạ tầng an toàn an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn an ninh thông tin mạng cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

m) Quản lý, hướng dẫn khai thác sử dụng chữ ký số chuyên dụng cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

n) Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin.

o) Khảo sát, điều tra, thống kê về tình hình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định.

p) Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ CNTT, điện tử.

q) Tổ chức khảo sát, thống kê điều tra nhu cầu nhân lực của công nghiệp CNTT và điện tử trên địa bàn tỉnh.

r) Tham mưu quản lý, duy trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động của trang/ cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thống nhất kết nối theo sự phân công của UBND tỉnh.

s) Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử. Báo cáo định kỳ, đánh giá tổng kết việc thực hiện các kế hoạch về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

t) Tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo các phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin, bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trên địa bàn.

u) Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan kiểm tra tình hình hoạt
động ứng dụng CNTT-ĐT phục vụ cải cách hành chính tại các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

v) Phối hợp với Thanh tra Sở giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, các tổ chức về lĩnh vực CNTT-ĐT trên địa bàn tỉnh theo đúng pháp luật.

2.7. Quản lý nhà nước về đầu tư, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, điện tử của Tỉnh.

a) Chủ trì thẩm định các chương trình, dự án; báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, đề cương và dự toán chi tiết các chương trình, dự án theo quy trình, quy định thẩm định đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành thuộc lĩnh vực Phòng quản lý. Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định các kế hoạch, dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán và tổng dự toán các dự án, hạng mục về lĩnh vực CNTT-ĐT, bưu chính, viễn thông trên địa bàn Tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện lập, điều chỉnh hồ sơ dự án, hạng mục theo quy định của pháp luật theo quy định pháp luật; Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình UBND Tỉnh phê duyệt và theo dỏi thực hiện.

b) Tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ thống kê và thực hiện việc tổng hợp, báo cáo thống kê số liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, điện tử.

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá nghiệm thu các hạng mục công trình, chương trình dự án về CNTT-ĐT, bưu chính, viễn thông và các dự án mua sắm máy móc, thiết bị đối với các dự án thuộc lĩnh vực CNTT-ĐT theo thẩm quyền quản lý được phân cấp.

d) Phối hợp các cơ quan liên quan giúp Giám đốc Sở trong việc cấp giấy phép hoặc chứng nhận về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật (nếu có).

2.8. Hợp tác phát triển

a) Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông, nâng cao nhận thức phát triển và ứng dụng CNTT-ĐT, chuyển đổi số. Công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hợp chuẩn, hợp quy đối với các hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

b) Tham gia thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông; phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị và hội chợ các hoạt động hợp tác quốc tế; tham gia và tổ chức các hội nghị trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, chuẩn bị các nội dung liên quan để Ban Giám đốc tham dự các hội nghị trong nước và quốc tế.

c) Tham mưu giúp Giám đốc Sở và là đầu mối trong các hoạt động hợp tác với các tỉnh, thành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông.

d) Giúp Giám đốc Sở trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động của Hội, các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.9. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

a) Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho ngành thông tin và truyền thông trên địa bàn Tỉnh và phối hợp thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Khảo sát nhu cầu nhân lực trình độ cao tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn và quản lý cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông.

c) Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử.

d) Tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo các phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin, bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, chuyển đổi số trên địa bàn.

e)  Phối hợp với các phòng chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông để giải quyết công việc có liên quan do phòng khác chủ trì.

f) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị phân công.

3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:

3.1 Cơ cấu: Phòng BCVT-CNTT được tổ chức bao gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên, trong đó:

a) Trưởng phòng: Trực tiếp giúp Giám đốc Sở quản lý, tổ chức, triển khai các  nhiệm vụ công tác của Phòng BCVT-CNTT và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

b) Phó Trưởng phòng: Trực tiếp giúp Trưởng phòng BCVT-CNTT quản lý, tổ chức, triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực công tác của Phòng BCVT-CNTT; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng BCVT-CNTT, trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

c) Các chuyên viên: Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo phòng, trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công thực hiện.

3.2. Biên chế:

Biên chế hành chính của Phòng BCVT-CNTT nằm trong biên chế hành chính của Sở được UBND tỉnh giao hàng năm.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng BCVT-CNTT có trách nhiệm xây dựng - đề xuất số biên chế đáp ứng yêu cầu công tác hàng năm.

4. Mối quan hệ và kinh phí hoạt động

4.1. Mối quan hệ công tác:

- Phòng BCVT-CNTT chịu sự quản lý và chỉ đạo của Giám đốc Sở và  Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực CNTT.

- Phòng BCVT-CNTT chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ TT&TT.
Phòng BCVT-CNTT có mối quan hệ phối hợp với các phòng chuyên môn
nghiệp vụ, đơn vị thuộc Sở và các Sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn Tỉnh.

- Phòng BCVT-CNTT chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp quản lý Nhà nước về BCVT-CNTT đối với Phòng Kinh tế- Hạ tầng, phòng Văn hóa và Thông tin của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Tỉnh.

- Phòng BCVT-CNTT có mối quan hệ Phối hợp Thanh tra Sở tổ chức thanh
kiểm tra, xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực BCVT-CNTT trên địa bàn.

4.2. Kinh phí hoạt động: Nằm trong nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Sở.

          (Ban hành theo Quyết định số 54/QĐ-STTTT ngày 23/07/2021 của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị)

C. Cơ cấu tổ chức

1. Phạm Thiện Đạt

Chức vụ: Trưởng phòng

ĐT cơ quan: (0233). 3. 639 789

DĐ:0913. 485 000 - 0905. 07 15 79

Email: phamthiendat@quangtri.gov.vn

2. Lê Văn Minh

Chức vụ:Phó Trưởng phòng

ĐT cơ quan: 0233  371.6868

DĐ: 0913 485 255

Email: levanminh@quangtri.gov.vn

3. Trần Thị Thuỳ Loan

Chức vụ: Chuyên viên

ĐT cơ quan: (0233). 3. 639 789

DĐ:0916. 964 222

Email: tranthithuyloan@quangtri.gov.vn

4. Trần Thanh Tuấn

Chức vụ: Chuyên viên

ĐT cơ quan: (0233). 3. 639 789

DĐ:0935.010487

Email: tranthanhtuan@quangtri.gov.vn 

5. Lâm Công Sáng

Chức vụ: Chuyên viên

ĐT cơ quan: 0233 371.6868

DĐ: 0911 391 678

Email: lamcongsang@quangtri.gov.vn 

]]>

 
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 
content:
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3554715 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị