Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 573

Tổng lượt truy cập: 1.435.916

Ngành Công Thương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong Chuyển đổi số

Ngày cập nhật: 10/02/2023 16:08:46

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29/4/2022 về việc ban hành Chương trình Chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025 nhằm đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện, hướng tới chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Ảnh: Internet

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 ngành Công Thương là nâng cấp, vận hành hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng đảm bảo kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp chính quyền của Bộ và kết nối trục liên thông văn bản quốc gia. Tỷ lệ văn bản trao đổi, hồ sơ công việc tại cấp Bộ được xử lý trên môi trường mạng đạt 100% đối với các nội dung không mật; khai thác sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn; xây dựng, khai thác dịch vụ nền tảng để đăng nhập các hệ thống thông tin theo cơ chế đăng nhập một lần (SSO-Single Sign On)...; hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Công Thương kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia theo khung kiến trúc để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài; phát triển các hệ thống đặc thù dùng chung trong nội bộ của bộ để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai… Chương trình cũng đặt mục tiêu hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan.

Ngoài ra, ngành Công Thương phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được xác thực điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu được tích hợp lên cơ chế một cửa quốc gia; hoàn thành việc kết nối Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Bộ Công Thương với Hệ thống của Chính phủ, đảm bảo tiếp nhận 100% thông tin phản ánh của người dân và chuyển cho các đơn vị liên quan giải quyết. Công bố 100% thông tin phản hồi đảm bảo người dân, doanh nghiệp tiếp cận được thông tin một cách chính xác và kịp thời. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 80% trở lên… Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

          Chương trình đã đặt ra 4 giải pháp để thực hiện gồm: đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế và tăng cường triển khai thuê dịch vụ, mua sắm tập trung.

Để thực hiện các nhiệm vụ kể trên, Bộ Công Thương đưa ra lộ trình thực hiện với từng nhiệm vụ cụ thể, gồm hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển các hệ thống nền tảng, phát triển dữ liệu, phát triển các ứng dụng dịch vụ, bảo đảm an toàn thông tin và phát triển nguồn nhân lực. Đi kèm với từng nhiệm vụ là những giải pháp cụ thể, trong đó có việc nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; phát triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương giao từng nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ để triển khai có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025. Trong đó, đối với lĩnh vực năng lượng, Bộ yêu cầu phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, góp phần hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng. Đối với lĩnh vực công nghiệp, yêu cầu đặt ra là cần xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột, xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động...

LỆ THỦY

More
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)