Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 40
Tổng lượt truy cập: 1.485.721
Giáo dục STEM chuẩn bị nguồn lực cho chuyển đổi số
STEM là từ viết tắt của một hình thức giáo dục mới hướng đến kinh tế tri thức với sự kết hợp của 04 lĩnh vực gồm: khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán học (Math). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học và công nghệ, kỹ thuật và toán học. Thay vì dạy bốn môn học như các môn học riêng biệt, giáo dục STEM tích hợp chúng vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng.
Một tiết học STEM của Trường Tiểu học, THCS & THPT Trưng Vương (thành phố Đông Hà)
Trong những năm qua, giáo dục STEM đã từng bước hình thành, lan tỏa nguồn cảm hứng tích cực không chỉ ngành giáo dục mà còn tác động tới nhận thức của chính phụ huynh và xã hội. Từ năm học 2021-2022, học sinh khối lớp 6 trên cả nước đã được học theo Chương trình và sách giáo khoa mới, trong đó mô hình giáo dục STEM lần đầu tiên được chính thức đưa vào giảng dạy, một dấu mốc quan trọng góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Đến năm học 2022-2023, học sinh khối lớp 10 tiếp tục học Chương trình và sách giáo khoa mới, bao gồm cả mô hình giáo dục STEM.
Với tâm lý ban đầu khi nghe chương trình năm học mới của con sẽ có thêm chương trình STEM, chị Nguyễn Thị Hằng (phường 1, thành phố Đông Hà) lấy làm lo lắng vì cho rằng con sẽ bị quá tải trong việc học và sẽ không tập trung vào các môn học chính. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chị Hằng vui vẻ chia sẻ: “Nhờ chương trình giáo dục STEM mà giờ con chị năng động, thích tìm tòi, khám phá hơn trước rất nhiều”.
Việc tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục trong các cơ sở từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM là một trong những nhiệm vụ thuộc Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM và kỹ năng số.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 17/5/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 526/KH- BGDĐT về triển khai thực hiện giáo dục STEM cấp tiểu học và chủ trì, phối hợp với UNICEF xây dựng tài liệu tập huấn giáo viên cấp Tiểu học về giáo dục STEM và chọn 15 tỉnh/thành phố để tổ chức tập huấn, triển khai thí điểm diện rộng các nội dung về giáo dục STEM cấp tiểu học. Đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai giáo dục STEM cấp tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Trong Chương trình GDPT 2018 được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến STEM trong từng môn học, định hướng dạy các môn khoa học thành bài học STEM, trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học.
Đối với tỉnh Quảng Trị, từ năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục cấp trung học; đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai giáo dục STEM gắn với nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm, đặc biệt là gắn với việc thực hiện Chương trình GDPT 2018; khuyến khích các nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM, ngày hội STEM và hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh. Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên để nâng cao nhận thức về giáo dục STEM và cách thức triển khai giáo dục STEM ở các cơ sở giáo dục.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phan Hữu Huyện, STEM không phải là môn học mới mà là một định hướng giáo dục, đó là giáo dục mang tính ứng dụng, thực hành và giảng dạy thông qua các hoạt động trải nghiệm. Thông qua giáo dục STEM học sinh sẽ được ứng dụng vào cuộc sống.
Với sự nỗ lực chung của toàn ngành giáo dục, việc triển khai thực hiện giáo dục STEM bước đầu đem lại những kết quả quan trọng. Năm học 2021-2022, 100% cơ sở giáo dục cấp THCS và THPT trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục STEM tại trường học; cấp THCS có 658 hoạt động giáo dục STEM (tăng 522 so với năm học 2020 - 2021); cấp THPT có 413 hoạt động giáo dục STEM (tăng 289 so với năm học 2020 - 2021). Việc triển khai giáo dục STEM của các cơ sở giáo dục đã có chuyển biến tích cực, tăng số lượng và chất lượng bài học STEM. Nhiều cơ sở giáo dục thành lập các câu lạc STEM, tổ chức Ngày hội STEM. Đối với học sinh, giáo dục STEM đã góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đề cao phong cách học tập sáng tạo, tạo cơ hội vận dụng, mở rộng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Trong năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học tại 40 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Đến năm học 2024-2025, tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh sẽ triển khai đại trà chương trình giáo dục STEM.
Đi cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục STEM đã trở thành nguồn cảm hứng cho giáo viên, học sinh trong hoạt động dạy và học. Giáo dục STEM thực sự đã kết nối giữa kiến thức trong nhà trường với các vấn đề thực tiễn, gắn sản xuất với kinh doanh, nghiên cứu khoa học để học sinh có thể sáng tạo ra các sản phẩm mang tính mới. Đồng thời, hoạt động này rèn luyện cho học sinh khả năng nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó hình thành năng lực, định hướng nghề nghiệp và gieo mầm khởi nghiệp cho các em. Giáo dục STEM hướng tới những con người chủ động, chuẩn bị nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Bài và ảnh: NHƯ QUỲNH
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Phát hành bộ tem bưu chính “Năm Dữ liệu số quốc gia” (12/10/2023)
- Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023 - 2025 (10/10/2023)
- Hội thảo Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị năm 2023 với chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị” (09/10/2023)
- Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số” trong CBCCVCLĐ năm 2023 (09/10/2023)
- Hoàn thành đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo lên tivi thông minh vào tháng 12/2024 (04/10/2023)
- Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số (03/10/2023)
- Chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023: “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị” (03/10/2023)
- Quảng Trị tăng 05 bậc về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2022 (25/09/2023)
- 10 hành động cụ thể về phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam (18/09/2023)
- Kế hoạch tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (10/09/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)