Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 86
Tổng lượt truy cập: 1.471.793
Phát triển kinh tế ban đêm thúc đẩy phát triển du lịch
Kinh tế ban đêm, theo nghĩa rộng, gồm tất cả các hoạt động xã hội, văn hóa và sản xuất diễn ra trong khung thời gian ban đêm. Theo nghĩa hẹp, kinh tế ban đêm là tập hợp các hoạt động của nền kinh tế - văn hóa diễn ra vào ban đêm, chủ yếu là các hoạt động trải nghiệm mang tính giải trí. Kinh tế ban đêm không phải là bộ phận tách rời của nền kinh tế. Phát triển kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy tiêu dùng và phát triển du lịch. Phát triển kinh tế ban đêm đang được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm, đặc biệt ở các địa phương có tiềm năng về du lịch, trong đó có tỉnh Quảng Trị.
Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Phát triểm kinh tế đêm tập trung phát triển 04 lĩnh vực gồm: Dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí; dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm; du lịch tại các khu vực có tiềm năng về phát triển kinh tế ban đêm.
Tại Quảng Trị, thời gian qua, một số mô hình về kinh tế ban đêm trên địa bàn đã được hình thành với nhiều hoạt động đặc trưng, tạo điểm nhấn thu hút được sự quan tâm của người dân và du khách gần xa. Năm 2018, tuyến phố đi bộ Ngô Quyền-Nguyễn Tri Phương ở phường 2, thị xã Quảng Trị đã đi vào hoạt động. Tuyến phố có chiều dài 1km, xây dựng các lô quầy bán hàng chia thành 3 khu vực: khu ẩm thực-chợ đêm, khu giải khát, khu trưng bày quảng bá sản phẩm. Toàn tuyến phố đi bộ đã thu hút hơn 64 gian hàng kinh doanh các mặt hàng ẩm thực, giải khát, đồ lưu niệm, điểm check in…
Sau thị xã Quảng Trị, được sự đồng ý của UBND tỉnh, thành phố Đông Hà đã triển khai tổ chức thí điểm tuyến phố đêm tại khu vực quảng trường Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh. Tại các tuyến đường liên kết với khu vực Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh vào tối thứ bảy hàng tuần diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, giới thiệu sản vật địa phương, bán hàng lưu niệm, dịch vụ ẩm thực…
Vào dịp 30/4-1/5 vừa qua, UBND huyện Hướng Hóa đã tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ tại thị trấn Lao Bảo. Tuyến đường này dài 300m, rộng 39m, kéo dài từ đường Lê Quý Đôn đến đường Trần Phú, thuộc khóm An Hà, thị trấn Lao Bảo. Phố đi bộ được chia thành các khu vực: Khu trưng bày và bán các sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản của Lao Bảo, nước bạn Lào và các xã, thị trấn lân cận; khu biểu diễn văn hóa nghệ thuật, chụp hình lưu niệm; khu giải khát và vui chơi thiếu nhi; khu ẩm thực món ngon đặc sản của Lao Bảo, nước bạn Lào và các xã, thị trấn lân cận; khu vực bãi trông giữ xe và khu vực vệ sinh công cộng.
Có thể thấy, các mô hình phát triển kinh tế đêm tại Quảng Trị đã hình thành nhưng với quy mô nhỏ, chỉ mới tập trung vào các hoạt động dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, ăn uống… chưa thực sự tạo dấu ấn, thu hút khách du lịch ngoài tỉnh đến với Quảng Trị. Với mong muốn khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh để hình thành các mô hình, sản phẩm độc đáo, khác biệt vào ban đêm; nâng cao chất lượng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch thu hút được khách du lịch ngoài tỉnh đến tham quan và lưu trú dài ngày tại Quảng Trị, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo dự thảo Đề án, trong giai đoạn 2023-2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7-7,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 11,7%/năm. Triển khai thí điểm 3-4 khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ.
Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 8-8,5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 14,3%.
Đến năm 2030, thu hút 4.074 nghìn lượt khách du lịch; trong đó có khoảng 50% lượt khách du lịch tham gia vào kinh tế ban đêm. Toàn tỉnh có cơ sở lưu trú 9.400 buồng phục vụ khách du lịch lưu trú qua đêm. Duy trì và mở rộng 4-5 khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ, chợ đêm, khu phố mua sắm - ẩm thực, dịch vụ vui chơi giải trí, trình diễn văn hóa - nghệ thuật về đêm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện Đề án khoảng 14.796 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa; trong đó ngân sách nhà nước khoảng 101,4 tỷ đồng; vốn xã hội hóa khoảng 14.694,6 tỷ đồng.
Quảng Trị hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm. Để triển khai một cách đồng bộ, thực chất, có hiệu quả phát triển kinh tế đêm, trước mắt cần tập trung triển khai thực hiện tại các điểm phố đi bộ ở thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa)… Sau đó, từ tình hình thực tế, mỗi địa phương sẽ nghiên cứu triển khai các hoạt động đặc thù, phù hợp với địa phương; cần phải có một cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế ban đêm; trong công tác quản lý cần phải có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, các địa phương có thể tự quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến phát triển kinh tế ban đêm.
Phát triển kinh tế ban đêm được kỳ vọng sẽ có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa của địa phương để “níu chân” du khách khi đến với Quảng Trị.
HÙNG NAM
- UBND tỉnh phân cấp quản lý di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (10/11/2023)
- Giữ gìn nét đẹp của hò giã gạo (11/10/2023)
- Tour du lịch cộng đồng ở miền Tây Quảng Trị (11/10/2023)
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội (11/10/2023)
- Hệ thống giếng cổ Gio An: Quy hoạch di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch (09/10/2023)
- Kế hoạch truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (31/08/2023)
- Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hòa bình” tại Quảng Trị - năm 2023 (31/08/2023)
- Tổ chức cuộc thi Viedeo clip du lịch Quảng Trị với chủ đề “Tôi yêu Quảng Trị” năm 2023 (31/08/2023)
- Tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng” năm 2023 (31/08/2023)
- Độc đáo ngày hội “phá trằm” Trà Lộc (31/08/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)