Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 630

Tổng lượt truy cập: 1.334.124

Giảm nghèo bền vững sau 2020, cần vai trò điều tiết của Nhà nước

Ngày cập nhật: 13/09/2022 08:43:17

Công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu, song để duy trì kết quả và gia tăng thêm giá trị đạt được còn phaqir phấn đấu nhiều; trong đó, rất cần những thay đổi tích cực hơn nữa về cơ chế, chính sách để thực sự phát huy vai trò điều tiết của Nhà nước...

Nhờ hiệu quả từ những chương trình giảm nghèo mà nhiều ngôi nhà mới của người dân vùng cao không ngừng được xây dựng khang trang hơn - Ảnh: Trần Quỳnh.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Từ năm 2021, Chương trình chắc chắn sẽ có những sự thay đổi về quy mô, nội dung thực hiện. Bởi vì ngày 19/6/2020, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Thực tế cho thấy, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nước ta thời gian qua được thiết kế theo hướng ai nghèo cũng được hỗ trợ. Đây là sự nhân văn, ưu việt của chế độ ta nhưng điều này cũng khiến hiệu quả của việc giảm nghèo có lúc, có nơi còn chưa cao, tạo cớ cho người nghèo lười lao động. Bởi vậy, đã có sự đổi mới tư duy trong chủ trương giảm nghèo theo hướng giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, tăng cường đầu tư cho sinh kế là chính, tức là vận hành chính sách theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào và coi đây là mũi đột phá trong phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực, hướng dẫn. Bản thân người nghèo phải chủ động vươn lên, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, để biến thách thức thành cơ hội, đạt được các mục tiêu “kép” trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, công tác giảm nghèo trên phạm vi các vùng miền, đối tượng khác nói chung trong giai đoạn mới sau năm 2020, vai trò điều tiết của Nhà nước cần được thể hiện ở những giải pháp sau:

- Cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương và toàn xã hội cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tư nhân.

- Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, cần thiết phải có những đổi mới trong quan điểm xây dựng chính sách giảm nghèo.

- Đổi mới công tác tổ chức, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo; nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo ở cấp xã.

- Mở rộng danh mục và tăng kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Mở rộng phạm vi hỗ trợ tới nhóm hộ liên kết sản xuất: Ngoài việc hỗ trợ, nhân rộng các mô hình sinh kế đơn lẻ của từng hộ gia đình, trong giai đoạn tới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cân nhắc mở rộng phạm vi hỗ trợ các nhóm hộ liên kết cùng sản xuất một sản phẩm với quy mô lớn hơn, có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, giá trị cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo tiêu chuẩn xanh, sạch cung cấp cho thị trường. Quyết tâm không còn để hộ nào bị đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững.

- Thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai; thích ứng với biến đổi khí hậu: Phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố an ninh phi truyền thống: Tích cực duy trì và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo dục cho người dân, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang, ven biển và hải đảo nâng cao kỹ năng phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời không ngừng bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác giảm nghèo, xử lý nghiêm minh các trường hợp trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật: Đổi mới nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng để hỗ trợ người nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

     Phương Liên

Các tin khác
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3554715 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)