Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 668
Tổng lượt truy cập: 1.437.013
Phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm
Đó là một trong những mục tiêu được đặt ra đối với các cơ sở mầm non đến năm 2030 thuộc Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022.
Các cô giáo trường mầm non ở huyện miền núi Đakrông chỉnh trang góc học tập - Ảnh: IT
Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” với mục tiêu chung nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; đồng thời Chương trình cũng xác định các mục tiêu cụ thể đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục mầm non.
Cụ thể, mục tiêu của Chương trình là phấn đấu đến năm 2025, đối với trẻ em, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
Đối với giáo viên, mục tiêu đến năm 2025 bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đến năm 2030: bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.
Bên cạnh đó, chương trình phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển.
Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn;
Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ; huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chương trình…
VĨNH LONG
- Hỗ trợ người lao động bị giảm, mất việc làm (03/03/2023)
- Quảng Trị quy định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cần nghèo trên địa bàn huyện nghèo (03/03/2023)
- Tăng cường truyền thông giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều (03/03/2023)
- Chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào kể từ ngày 01/8/2024 (27/02/2023)
- Chính phủ Phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (27/02/2023)
- Một số điểm mới về hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc năm 2023 (27/02/2023)
- Đã mua bảo hiểm nhân thọ vẫn có thể từ chối tham gia trong 21 ngày (27/02/2023)
- Quảng Trị triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2023 (27/02/2023)
- Quy định về tỷ lệ học sinh bán trú của trường phổ thông dân tộc bán trú từ ngày 18/3/2023 (27/02/2023)
- Thực hiện quy định mới về lệ phí đăng ký cư trú (21/02/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)