Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 32
Tổng lượt truy cập: 1.436.377
Phát triển mắc ca theo phương thức trồng phân tán, làm cây che bóng, làm đường bao chắn gió ở Hướng Hóa
Ở Việt Nam, mắc ca là cây nhập nội từ năm 1990, thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ trong danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính và được trồng chủ yếu tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Từ năm 2018, nhận thấy những lợi ích của mắc ca về kinh tế và môi trường, Chính phủ xác định mắc ca là 1 trong 20 loại cây trồng lâm nghiệp chính của quốc gia. Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án đã đề ra mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030, sản lượng mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt và đạt khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050; giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050.
Quả mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao - Ảnh: Internet
Với lợi thế về chất đất và khí hậu, năm 2015, lần đầu tiên cây mắc ca được Công ty TNHH My Anh-Khe Sanh đưa vào trồng thí điểm trên địa bàn huyện Hướng Hóa và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Nếu như với các địa phương khác trong cả nước, trồng mắc ca phải mất 3-4 năm tuổi mới ra quả, trong khi mắc ca trồng ở huyện Hướng Hóa sau 2 năm trồng đã phát triển rất tốt và đã cho quả. Từ đó, rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã chuyển đổi cây trồng phát triển kinh tế gia đình.
Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trồng mắc ca trên địa bàn huyện, chính quyền huyện Hướng Hóa đã quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thành công dự án, thường xuyên tập huấn, hướng dẫn cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản mắc ca. UBND huyện Hướng Hóa đã phát triển diện tích trồng mắc ca trên địa bàn huyện, phương thức trồng phân tán, làm cây che bóng, làm đường bao chắn gió; tiến hành chỉ đạo các địa phương rà soát quỹ đất của các hộ gia đình trồng mắc ca theo phương thức trồng phân tán làm cây che bóng, tạo đường bao chắn gió trên diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày.
Gia đình ông Hồ Văn Cường (thôn Cổ Nhỗi, xã Hướng Phùng) năm 2017 đưa vào trồng thử nghiệm gần 200 cây mắc ca trên diện tích 1,5 ha cà phê để vừa làm nhiệm vụ che bóng, chắn gió vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Ban đầu do thiếu kinh nghiệm nên gần 40% cây bị chết, chỉ còn lại khoảng 120 cây. Sau gần 3 năm trồng và chăm sóc, cây mắc ca bắt đầu cho quả bói và hiện tại đã cho thu hoạch ổn định với năng suất bình quân khoảng 1,5 - 2 tạ quả khô/năm. Tận dụng nhân công lao động trong gia đình, ông tự chế biến quả mắc ca, đóng bao và bán ra thị trường với giá 250.000 đồng/kg, mang lại thu nhập từ 25 triệu đồng/ha. Ông Cường cho biết thêm: việc trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê không những đưa lại hiệu quả kinh tế mà còn có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa tiểu khí hậu vườn cây, hạn chế ảnh hưởng do gió lớn, mưa bão, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ. Qua đó giúp cây cà phê sinh trưởng tốt hơn.
Quả mắc ca lại có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập khá. Hiện tại, ông đang tiến hành tái canh những diện tích cà phê già cỗi, trong đó tiếp tục trồng xen canh cây mắc ca để làm cây che bóng.
Ngày 31/3/2023, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành Kế hoạch số 193/KH-UBND về việc hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cây mắc ca phân tán làm cây che bóng, làm đường bao chắn gió và cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Theo đó, với mục đích xây dựng mô hình trồng cây mắc ca theo phương thức trồng phân tán, làm cây che bóng, bờ bao xung quanh vườn giảm thiểu thiệt hại do gió bão trong khu vực vườn nhà để cải tạo vườn tạp, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời đánh giá năng suất, hiệu quả của cây mắc ca trên địa bàn để có kế hoạch đưa cây mắc ca vào quy hoạch, kế hoạch sản xuất giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Giai đoạn 2023 - 2025 sẽ hỗ trợ cây giống, vật tư nông nghiệp để thực hiện mô hình, tập trung ở các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, Ba Tầng và thị trấn Khe Sanh, với quy mô trồng phân tán 1.500 cây mắc ca trên điện tích 15 ha (tương đương 100 cây/ha); mỗi năm thực hiện trồng 5 ha.
Đồng thời tổ chức 9 lớp tập huấn, mỗi năm 3 lớp để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca cho các hộ gia đình trong và ngoài mô hình tại địa phương. Mức hỗ trợ tối đa 100% chi phí giống và vật tư thiết yếu đối với địa bàn đặc biệt khó khăn, 70% đối với địa bàn miền núi.
Giống mắc ca lựa chọn trồng là giống mắc ca có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi với các tiểu vùng sinh thái. Cây giống được sản xuất từ các vườn ươm được cơ quan nhà nước kiểm duyệt và cấp giống đảm bảo quy định. Xây dựng mô hình mắc ca theo hướng nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm mắc ca chất lượng, an toàn.
Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất mắc ca thông qua cầu nối là hợp tác xã và tổ hợp tác xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng mắc ca từ trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
NHƯ QUỲNH
- Hướng Hóa: Hơn 4 tỷ đồng hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò 3B (03/10/2023)
- Cần có các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 9 (03/10/2023)
- Lan tỏa phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh (02/10/2023)
- Phụ nữ huyện Cam Lộ với mô hình “Ngôi nhà xanh” giúp hộ nghèo (02/10/2023)
- Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ (02/10/2023)
- Chi hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (26/09/2023)
- Chính phủ xuất cấp 76 tấn hóa chất Chlorine cho Quảng Trị để phòng, chống dịch bệnh thủy sản (26/09/2023)
- Sản phẩm cây ném của HTX Nông nghiệp Cam Chính đạt tiêu chuẩn VietGAP (26/09/2023)
- Quan tâm thực hiện chính sách người có công, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực cho quá trình phát triển bền vững (26/09/2023)
- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa (26/09/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)