Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 469
Tổng lượt truy cập: 1.461.965
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030 nhằm đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH Thành Hưng
Thủ tướng Chính phủ quy định mục tiêu cụ thể: Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 35 - 40% vào năm 2025, 40 - 45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây, đảm bảo tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình theo quy định; giảm phát thải khí CO2 vào năm 2025 là trên 2,5 triệu tấn/năm và năm 2030 là trên 3,0 triệu tấn/năm (so với sản xuất gạch nung với khối lượng tương đương).
Định hướng đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2030: Đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng. Tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm vật liệu xây không nung (sau đây viết tắt: VLXKN) tấm lớn, sản phẩm nhẹ, tính năng cao, phù hợp với điều kiện nguyên vật liệu và nhu cầu thị trường.
Giải pháp thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030:
Hoàn thiện thể chế, chính sách: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất VLXKN theo công nghệ hiện đại; khuyến khích sử dụng VLXKN trong công trình xây dựng. Hoàn thiện thể chế liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm VLXKN, chất lượng công trình sử dụng VLXKN.
Giải pháp khoa học công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, các loại phụ gia cho sản xuất; phát triển sản xuất các sản phẩm VLXKN tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; các sản phẩm tận dụng phế thải làm nguyên liệu sản xuất VLXKN nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm VLXKN, hạ giá thành sản phẩm VLXKN; nghiên cứu các giải pháp trong thi công, các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình sử dụng VLXKN, nâng cao chất lượng khối xây VLXKN.
Hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến VLXKN: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm VLXKN theo hướng nâng cao yêu cầu chất lượng; rà soát, xây dựng và ban hành hướng dẫn thi công, nghiệm thu khối xây VLXKN; rà soát, bổ sung và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sử dụng VLXKN trong công trình xây dựng.
Đẩy mạnh sử dụng vật liệu xây không nung. Tỷ lệ sử dụng VLXKN trong công trình xây dựng:
Giai đoạn đến năm 2025: Đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, tỷ lệ sử dụng VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây như sau: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Sử dụng tối thiểu 90%; các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh Đông Nam Bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 80%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%; các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70% (trừ thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ sử dụng tối thiểu 80%), tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%. Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây, trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.
Giai đoạn đến năm 2030: Đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, sử dụng 100% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây; các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây.
Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng VLXKN phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Nhà nước khuyến khích sử dụng tối đa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Về đào tạo, hợp tác quốc tế: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy kiến thức về sản xuất, sử dụng VLXKN tại các trường chuyên ngành xây dựng. Đào tạo kỹ năng, tay nghề cho công nhân sản xuất vật VLXKN và công nhân kỹ thuật thi công khối xây VLXKN. Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu các công nghệ sản xuất VLXKN mới và sử dụng các sản phẩm VLXKN mới trong công trình.
Thông tin, tuyên truyền: Tăng cường tuyên truyền đồng bộ việc khuyến khích sử dụng VLXKN trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao ý thức, trách nhiệm sử dụng VLXKN thay cho sử dụng gạch đất sét nung. Đồng thời tích cực phổ biến các giải pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình sử dụng VLXKN.
Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý chất lượng và sử dụng VLXKN: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng các sản phẩm VLXKN đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng VLXKN.
Tin và ảnh: HÙNG NAM
- Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy chế biến dược liệu và sản xuất sản phẩm từ mây, tre đan (19/08/2024)
- Từ tháng 8/2024, lương hưu được chi trả trực tiếp qua tài khoản (15/08/2024)
- Quy định độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng (15/08/2024)
- Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 (15/08/2024)
- Công nhận 34 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Trị lần thứ VII, năm 2024 (15/08/2024)
- Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (15/08/2024)
- Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông: Ra mắt 3 cuốn sách giúp người dân giảm nghèo thông tin (10/11/2023)
- Quảng Trị: Công nhận 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 (10/11/2023)
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (03/11/2023)
- Triển khai xây dựng mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (03/11/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)