Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 13
Hôm nay: 413
Tổng lượt truy cập: 1.420.735
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025
Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR code thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng - Ảnh: Internet
Thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch là một trong những phương thức truyền thống từ lâu và phổ biến trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu trong các giao dịch hiện nay bởi một số lý do như: thói quen thanh toán tồn tại lâu đời, thích hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ hằng ngày; không qua trung gian thanh toán nên hạn chế những thủ tục rườm rà, cách thức thanh toán nhanh chóng, đơn giản; bảo mật thông tin cá nhân, do người thanh toán không cần cung cấp bất kỳ thông tin nào cho dịch vụ, nên khả năng rò rỉ được giảm thiểu tối đa; tiền mặt do chính cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý, không tốn kém các chi phí khác như phí duy trì tài khoản, phí sử dụng thẻ thường niên, phí giao dịch.
Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi đáng kể thói quen thanh toán bằng tiền mặt và tạo nên hành vi tiêu dùng mới. Do tác động của việc đi lại, giao thương trực tiếp bị hạn chế, người dùng đã dần chuyển dịch khỏi các phương thức thanh toán truyền thống sang các nền tảng công nghệ số để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán của mình. Các chuyên gia cũng dự đoán rằng trong giai đoạn “bình thường mới”, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục “lên ngôi”, trở thành phương thức an toàn xét về khía cạnh bảo vệ sức khỏe, mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt được hình thành trong suốt thời gian qua đã giúp khách hàng có nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, giúp tiết kiệm thời gian, không những đảm bảo được an toàn thông tin cá nhân mà còn góp phần hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Theo số liệu của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), 5 tháng đầu năm 2021, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử Napas đã xử lý hơn 800 triệu giao dịch, tương ứng với hơn 8 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 113% về số lượng và 169% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020. Tổng giá trị giao dịch thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS) và tổng giá trị thanh toán thẻ, ví điện tử qua cổng thanh toán trực tuyến Napas tăng trưởng tương ứng là 50% và 125% so với cùng kỳ năm 2020. Ngược lại với tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao, tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt tại ATM được xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 42% năm 2019 xuống còn 26% năm 2020 và 16% trong 5 tháng đầu năm 2021. Đến tháng 4/2021, đã có 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động (1).
Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 trong thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là xu thế tất yếu, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam đã lựa chọn về phát triển kinh tế số, xã hội số. Qua đó làm thay đổi tư duy của người tiêu dùng từ sử dụng thanh toán tiền mặt sang ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán số.
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh mục tiêu sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân, Đề án đã xác định rõ mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN lần thứ 4 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân. Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
Đề án cũng đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50-80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80-100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35-40%/năm; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.
Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công: Từ 90 đến 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 đến 100% số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 60% số cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án triển khai các giải pháp như: Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách; nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác; phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
VĨNH LONG
……………………………………………….
(1) “Đến năm 2025, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng”, https://bnews.vn/den-nam-2025-80-nguoi-dan-tu-15-tuoi-tro-len-co-tai-khoan-giao-dich-tai-ngan-hang/219448.html
- Quảng Trị hoàn thành việc chuyển đổi truyền hình số (29/03/2022)
- Đẩy mạnh cải tạo mạng cáp thông tin đô thị, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số (29/03/2022)
- Xây dựng Tòa án điện tử - xu thế tất yếu trong “thời đại số” (29/03/2022)
- Mạng 5G giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số (29/03/2022)
- Một số giải pháp duy trì, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động về thương mại điện tử (29/03/2022)
- Một số giải pháp trọng tâm trong chuyển đổi số của ngành Y tế tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Mobile-Money góp phần rút ngắn khoảng cách số (29/03/2022)
- Số hóa cổ vật, di tích lịch sử để bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản (29/03/2022)
- Nghị Quyết về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 (29/03/2022)
- Số hóa và chuyển đổi số (29/03/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)