Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 5
Tổng lượt truy cập: 1.420.795
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành xuất bản
Do yêu cầu từ thực tế, để tồn tại, phát triển, nhất là trong tình hình dịch COVID-19, nhiều ngành phải chuyển mình bằng việc thúc đẩy chuyển đổi số. Đây là một xu thế tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành xuất bản.
Khi bắt đầu xuất hiện các tác phẩm điện tử, nhiều người lo lắng về việc sẽ kết thúc kỷ nguyên của sách in. Thực tế tại các nước trên thế giới cho thấy, dù số lượng phát hành tác phẩm điện tử tăng lên nhưng số lượng sách in không giảm đi. Đây là sự phát triển trong tương tác, chứ không phải thay thế. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản là yêu cầu tất yếu nhưng đó là xu thế của sự phát triển chứ không phải sự thay thế từ sách in sang sách điện tử.
Việt Nam là nước có dân số sử dụng smartphone đứng thứ 10 thế giới và thứ hai Đông Nam Á năm 2020, với 61,3 triệu smartphone. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của các nội dung số cũng như sách nói. Theo các chuyên gia, chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản đã được các đơn vị xuất bản thực hiện từ nhiều năm nay, bắt đầu từ việc số hóa dữ liệu, số hóa khâu bán hàng… Đi sâu hơn, nhiều nhà xuất bản đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động xuất bản, kinh doanh.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2021
Trong những năm trở lại đây, nhiều dòng sách như ebook, audio book đã ra đời phục vụ nhu cầu bạn đọc. Quy trình quản lý, quản trị hoạt động xuất bản cũng được thay đổi dựa trên ứng dụng công nghệ. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý các nội dung mà trước đây chỉ dành cho lao động trí tuệ cao như khâu biên tập cũng đã được một số nhà xuất bản thực hiện.
Việc chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản hiện nay có khá nhiều thuận lợi. Số lượng người sử dụng các thiết bị điện tử, truy cập Internet tại nước ta cao là tiền đề để các nhà xuất bản phát triển mảng xuất bản điện tử. Nhưng việc khai thác hiệu quả thị trường này là vấn đề đặt ra với không riêng ngành xuất bản mà cần sự chung tay của nhiều ngành. Năng lực xuất bản của các nhà xuất bản trong nước không yếu nhưng điều quan trọng là phải phát triển văn hóa đọc, lan tỏa văn hóa đọc để mọi người dân đều có thói quen đọc sách.
Để nắm chắc cơ hội, chủ động trên con đường phát triển trong tương lai, xuất bản Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ. Trước mắt cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ. Hiện nay, sau sự thoái trào của các thiết bị đọc sách độc lập, dòng sách điện tử mới được tích hợp trên nhiều hệ điều hành như: Window, Mac, Linux, iOS, Android, Blackberry, WebOS… ngày càng chiếm ưu thế. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, gọn nhẹ, độc giả sẽ có những trải nghiệm thú vị như đọc một cuốn sách giấy, lật giở từng trang sách. Hình ảnh, audio, video được tích hợp trong ebook trên tương tác thời gian thực nên rất trực quan, sinh động. Do đó, cần tạo điều kiện để các NXB khéo léo kết hợp giữa hai loại hình sách in truyền thống và sách điện tử, để dần thu hút người đọc, đặc biệt là những người có nhiều thời gian sử dụng máy tính và điện thoại thông minh, đến với các ấn phẩm truyền thống thông qua quảng cáo, trích đăng trên mạng Internet; xây dựng hệ thống thư viện điện tử phục vụ cho việc tra cứu, tìm kiếm sản phẩm xuất bản truyền thống; thay đổi phương thức giáo dục dựa trên ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại;...
Cùng với công nghệ quản lý mới, cần nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp an ninh truyền thông hiệu quả, đặc biệt là vấn đề phòng, chống tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng. Có thể nói, đây là một trong những yêu cầu căn bản và cấp thiết nhất ở mọi quốc gia hiện nay, khi phải giải bài toán “Cách mạng công nghiệp 4.0”. Người làm công tác xuất bản cũng như mỗi đơn vị xuất bản, dù ở bất cứ khâu nào đều cần có sự đổi mới tư duy mạnh mẽ.
Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã đề cập đến xuất bản điện tử, trong đó nhấn mạnh một trong những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc: “Đổi mới, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ xuất bản”. Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, qua các lần sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản và các văn bản pháp luật liên quan, các quy định về xuất bản điện tử ngày càng rõ hơn, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho xuất bản điện tử. Tuy nhiên, sách điện tử lậu, không bản quyền đang “phá giá” thị trường hoặc bị các cư dân mạng tự do chia sẻ, phát tán miễn phí trên rất nhiều diễn đàn, trang mạng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các website vi phạm bản quyền không chỉ làm thiệt hại trực tiếp cho tác giả và NXB cũng như các đơn vị phát hành sách điện tử mà còn làm xói mòn thị trường sách điện tử. Do đó, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, có cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của ngành xuất bản, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, góp phần đưa ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ, bền vững, theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới.
Cùng với việc xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cần từng bước đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, xây dựng nhiều mô hình mới, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí của các NXB, doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm và các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ giúp ngành xuất bản “vượt nhanh” trong quá trình chuyển đổi số.
Bài và ảnh: LỆ THỦY
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước (29/03/2022)
- Thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong Chiến lược phát triển thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025 (29/03/2022)
- Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu (29/03/2022)
- Phát triển hạ tầng viễn thông bảo đảm cho chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- “Nông dân phải là chủ thể và trung tâm của chuyển đổi số trong nông nghiệp” (29/03/2022)
- Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (29/03/2022)
- Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 (29/03/2022)
- Phát huy vai trò của Bưu điện trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính quyền số (29/03/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)