Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 357
Tổng lượt truy cập: 1.466.491
“Nông dân phải là chủ thể và trung tâm của chuyển đổi số trong nông nghiệp”
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII đã xác định 3 trụ cột để phát triển kinh tế là “Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ”. Tuy nhiên, từ sau Đại hội đến nay, ngành NN&PTNT đứng trước rất nhiều khó khăn bởi thách thức của biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Để vượt qua khó khăn, thách thức và bứt phá vươn lên, chuyển đổi số sẽ là một trong những những giải pháp đột phá của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Quảng Trị. Cộng tác viên Web Sở Thông tin và Truyền thông có cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Xuân Hòe, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT xung quanh vấn đề chuyển đổi số.
Trên cánh đồng lúa hữu cơ - Ảnh: HỒ THANH THỌ
*Thưa đồng chí, thời gian qua, không chỉ là thiên tai mà đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến ngành NN&PTNT. Đồng chí có thể thông tin cụ thể hơn về vấn đề này?
*Đồng chí Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT: Mặc dù tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu đứt gãy chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp; đảm bảo nguồn cung nông sản cho tiêu thụ trong tỉnh, phục vụ xuất khẩu và duy trì các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác động của dịch Covid-19. Sản lượng chế biến, giá trị tiêu thụ của một số nông sản như: lúa, gạo, cà phê, chuối, chanh leo, tôm, thịt gia súc, gia cầm các loại… giảm mạnh so với trước khi dịch bệnh xảy ra. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như: Nem, chả, bún, bánh, đậu phụ… chỉ còn khoảng 70%, các cơ sở còn hoạt động, sản lượng chỉ đạt 50% so với trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra.
Việc lưu thông, vận chuyển nguyên vật liệu, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản gặp khó khăn. Giá cước tăng cao dẫn đến nhiều hạng mục đầu vào sản xuất tăng (thức ăn, vật liệu làm thức ăn… tăng từ 5.000 đồng/kg), trong khi, giá đầu ra giảm mạnh (giảm 20.000 - 25.000 đồng/kg đối với sản phẩm thịt lợn hơi, tôm nuôi, thủy sản đánh bắt), tốc độ tiêu thụ chậm hơn so với trước đây đã ảnh hưởng đến thu nhập và sản xuất của người dân trên địa bàn.
*Như vậy trước tình hình này để đảm bảo lưu thông, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành đã có những chỉ đạo nào, thưa đồng chí?
*Đồng chí Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT: Trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngành NN&PTNT đã và đang thay đổi phương thức tiếp cận. Đó là việc tập trung ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Sở NN&PTNT đã chủ trì tham mưu xây dựng Đề án “Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030” trình UBND tỉnh ban hành.
Chúng tôi đang tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo sản xuất, thu hoạch, chế biến vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản thích ứng với diễn biến của bệnh Covid-19. Trước mắt tập trung đảm bảo vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa nông sản theo từng kịch bản diễn biến của bệnh Covid-19, tập trung phối hợp với các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp liên kết với các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn như: VNPost, Viettel để đưa hàng hóa nông sản lên các sàn thương mại điện tử, đăng ký tham gia Sàn thương mại “Chợ đêm trên mây” do Viện nghiên cứu ASEAN chủ trì tổ chức để giới thiệu, quảng bá và tìm kiếm các đối tác, khách hàng tiêu thụ các sản phẩm OCOP của địa phương. Đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyển công nghệ chế biến sâu trong sản xuất…
*Ngành NN&PTNT Quảng Trị có tự tin trong việc chuyển đổi số này không thưa đồng chí?
*Đồng chí Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT: Để có định hướng chiến lược lâu dài, xây dựng lộ trình cho chuyển đổi số, ngành NN& PTNT đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát cơ sở hạ tầng phục vụ của ngành nông nghiệp, các chủ thể sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số... Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, hạ tầng viễn thông của tỉnh phát triển nhanh và phủ sóng khá rộng.
Toàn tỉnh hiện có 63% hợp tác xã, tổ hợp tác được trang bị máy tính, trong đó có 95,8% máy tính được kết nối mạng Internet; 26,1% cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác sử dụng thành thạo máy tính; có 75,8% số hộ sản xuất nông nghiệp có điện thoại thông minh, trong đó 65,5 % số hộ có điện thoại, máy tính kết nối Internet, 84,8% số hộ sử dụng thành thạo điện thoại thông minh/máy tính. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị, được thị trường yêu thích. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để tập trung các giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức, cách làm trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0.
Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công là câu chuyện lâu dài và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng ngành Nông nghiệp mà cần có sự chung tay của chính quyền địa phương các cấp, các sở ngành, các cơ quan truyền thông, đặc biệt là doanh nghiệp và người dân - chủ thể và trung tâm của chuyển đổi số cần phải thay đổi nhận thức, cách làm và nhìn nhận cơ hội, tiềm năng, lợi ích do chuyển đổi số mang lại.
*Thưa đồng chí, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì từ chuyển đổi số?
*Đồng chí Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT: Nông dân là trung tâm của chuyển đổi số trong nông nghiệp. Chuyển đổi số sẽ thay đổi phương thức canh tác, quản lý, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh của người nông dân thông qua các thiết bị thông minh đơn giản như: Smart phone, máy tính có kết nối Internet…
Toàn bộ quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến sản phẩm sẽ được ghi lại và số hóa, truy xuất nguồn gốc, giúp nông sản có thể tích hợp đa giá trị, thông qua đó giúp nâng cao giá trị, thu nhập từ chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số sẽ thúc đẩy các hợp tác xã trở thành những doanh nghiệp công nghệ số và mỗi người nông dân sẽ trở thành thương nhân. Những sản phẩm nông sản sẽ được chào bán thông qua các sàn thương mại điện tử, các cửa hàng ảo trên môi trường mạng như: voso.vn, Portmart, Tiki, Shopee, Lazada…
Đối với các doanh nghiệp, đây là cơ hội thay đổi phương thức kinh doanh, tìm kiếm, lựa chọn cho mình mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực thông qua xu hướng xuất nhập khẩu nông sản trực tuyến, phát huy những lợi thế của thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng. Chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội cho các bên liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản nắm bắt những cơ hội có được từ xu thế toàn cầu hoá, góp phần ổn định, phát triển trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.
*Như vậy, chuyển đổi số được xem là một kỳ vọng của ngành trước biến đổi khí hậu và các loại dịch bệnh diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trên quy mô lớn, thưa đồng chí?
*Đồng chí Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT: Trước yêu cầu cuộc sống, ngành phải chủ động đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và khai thác tốt tiềm năng lợi thế của các vùng miền. Chuyển đổi số là một trong những những giải pháp đột phá mà ngành nông nghiệp cả nước đang triển khai. Để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt và phát triển về lâu dài, nông nghiệp Quảng Trị phải tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Quan trọng là chúng ta phải thay đổi tư duy sản lượng sang tư duy làm kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản. Làm thế nào để đến được đích cuối cùng là nâng cao đời sống cho nông dân, đưa nông nghiệp phát triển và đổi thay diện mạo nông thôn.
*Xin cảm ơn đồng chí và chúc ngành NN&PTNT Quảng Trị chuyển đổi số thành công!
MINH TRÍ (thực hiện)
- Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (29/03/2022)
- Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 (29/03/2022)
- Phát huy vai trò của Bưu điện trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính quyền số (29/03/2022)
- Ứng dụng IOC trong công tác phòng chống dịch COVID -19 (29/03/2022)
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Ngành điện Quảng Trị đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (29/03/2022)
- Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp Quảng Trị (29/03/2022)
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (29/03/2022)
- Thủ tướng Chính phủ kiện toàn và đổi tên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số (29/03/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)