Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 196
Tổng lượt truy cập: 1.434.267
Thăm Di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) là một trong những minh chứng sinh động cho lịch sử đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt, hào hùng của nhân dân miền Nam; là niềm tự hào của Nhân dân Quảng Trị và cả nước. Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 25/01/1991.
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/1/1973), để tạo ra bộ mặt mới về trung tâm đầu não của cách mạng miền Nam, thực hiện thuận lợi các hoạt động ngoại giao và tiếp tục lãnh đạo cách mạng tiến tới thắng lợi hoàn toàn, Chính phủ đã quyết định chọn vùng đất thuộc thôn Tây Hòa (nay thuộc thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) làm nơi đặt trụ sở làm việc. Từ thành phố Đông Hà-Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị đi về phía Tây khoảng 12km, du khách sẽ đến với Khu Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN.
Khu Trụ sở Chính phủ được xây dựng trên diện tích 17.300m2, chia làm 2 khu độc lập: Khu A và Khu B, trong đó khu A với 2 nhà làm việc của Chính phủ và Bộ Ngoại giao, 1 nhà ăn; còn khu B gồm 5 dãy nhà, trong đó có 2 nhà khách làm nơi lưu trú của các Đại sứ, 3 nhà còn lại là nơi làm việc, ăn nghỉ của các thành viên đi theo Đại sứ các nước, phóng viên báo chí, các nhân viên, cán bộ của Chính phủ...
Ngày 6/6/1973, tại Trụ sở đã diễn ra lễ mít tinh trọng thể của Chính phủ CMLTCHMNVN ra mắt quốc dân đồng bào trước sự chào mừng của hàng vạn đồng bào và chiến sĩ Quảng Trị, cùng đại biểu 19 nước và đông đảo phóng viên báo chí quốc tế đến dự. Đại sứ nhiều nước đã đến đây trình Quốc thư. Nơi này cũng đã đón tiếp nhiều lãnh tụ các nước như: Fidel Castro, Chủ tịch Đảng Cộng sản Cuba; Georges Marchais, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp.
Phòng khách thuộc Nhà trình Quốc thư tại Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN. Từ năm 1973-1975, tại đây Chính phủ Cách mạng lâm thời đã có nhiều hoạt động trên trường quốc tế như: đón tiếp các Đại sứ đến đặt quan hệ ngoại giao, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc; đi thăm các nước và tham gia phong trào tiến bộ trên thế giới; ra tuyên bố vạch trần âm mưu của Mỹ giúp chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari; cử các đoàn đại biểu, các đoàn thể đi dự các Hội nghị quốc tế, vận động các nước tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam…
Khu trưng bày ảnh về các hoạt động đối ngoại của Chính phủ tại Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN.
Năm 1985, khu Di tích này đã bị cơn bão số 8 tàn phá nên hư hại hoàn toàn. Đến năm 2007, với vốn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã đầu tư tôn tạo hạng mục quan trọng của khu Di tích. Ngày nay, trong khuôn viên của khu Di tích những dãy nhà khác chỉ là nền móng và bia đá ghi dấu.
Đây là chiếc xe Volga được phục chế, trưng bày. Chiếc xe dùng để đưa đón lãnh đạo của Chính phủ CMLTCHMNVN, một số đoàn các nước và cũng là bằng chứng về những nghi thức của hoạt động của Chính phủ trong thời gian đóng tại Cam Lộ.
Nơi đây, vào năm 1829, Vua Minh Mạng cho xây dựng thành Vĩnh Ninh - Lỵ sở. Và sau này, Chính phủ CMLTCHMNVN lại chọn khuôn viên thành Vĩnh Ninh cũ để đặt trung tâm đầu não hoạt động công khai, tiếp tục lãnh đạo cách mạng miền Nam tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Với những giá trị lịch sử - văn hoá quan trọng, Di tích Trụ sở Chính phủ CMLTCHMNVN được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 154/QĐ ngày 25/01/1991. Năm 1996, di tích được phân cấp cho UBND tỉnh quản lý - sử dụng và phát huy theo Quyết định số 706/UBND của UBND tỉnh ngày 12/7/1996.
Bài và ảnh: NHƯ QUỲNH
- Quảng Trị: Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững (10/11/2023)
- Phát triển kinh tế ban đêm thúc đẩy phát triển du lịch (10/11/2023)
- UBND tỉnh phân cấp quản lý di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (10/11/2023)
- Giữ gìn nét đẹp của hò giã gạo (11/10/2023)
- Tour du lịch cộng đồng ở miền Tây Quảng Trị (11/10/2023)
- Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội (11/10/2023)
- Hệ thống giếng cổ Gio An: Quy hoạch di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch (09/10/2023)
- Kế hoạch truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (31/08/2023)
- Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hòa bình” tại Quảng Trị - năm 2023 (31/08/2023)
- Tổ chức cuộc thi Viedeo clip du lịch Quảng Trị với chủ đề “Tôi yêu Quảng Trị” năm 2023 (31/08/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)