Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 135
Tổng lượt truy cập: 1.437.238
Giải pháp quan trọng để phát triển nông thôn mới miền núi tỉnh Quảng Trị
Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả khả quan, nhất là ở miền núi. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất để phát triển miền núi chính là giảm nghèo gắn với xây dựng NTM. Địa bàn miền núi Quảng Trị gồm 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông và một phần thuộc huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, có 47 xã, thị trấn, trong đó có 20 xã và 29 thôn đặc biệt khó khăn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã Tà Rụt (Đakrông)
Bước vào xây dựng NTM, lãnh đạo huyện miền núi Đakrông luôn trăn trở tìm hướng đột phá cho cuộc vận động xây dựng NTM ở địa phương này. Phân tích điều kiện tự nhiên, xã hội của Đakrông, toàn huyện có hơn 3,8 vạn dân, trong đó người Vân Kiều, Pa Cô chiếm hơn 75% dân số, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 35%. Thế mạnh kinh tế của huyện là nông-lâm kết hợp và chăn nuôi. Sau 3 năm nỗ lực cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc xây dựng NTM, kết quả tại vùng kinh tế mạnh nhất huyện như xã Hải Phúc, Ba Lòng và Triệu Nguyên cũng chỉ đạt được kết quả từ 5 - 7 tiêu chí. 9/13 xã còn lại rất khó khăn, chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.
So với huyện Đakrông, xây dựng NTM ở huyện miền núi Hướng Hóa khả quan hơn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM ở Hướng Hóa đang gặp không ít khó khăn, đó là tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện còn ở mức cao 21,4%, trong đó có 6/22 xã có tỷ lệ nghèo trên 50%. Phần lớn các xã đều sản xuất nông nghiệp nên lực lượng lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là chính, chiếm hơn 80%, cao hơn nhiều so với chuẩn quy định là 35%.
Để cuộc vận động xây dựng NTM ở miền núi Quảng Trị đạt kết quả khả quan hơn, nhiều mô hình sản xuất mới được thực hiện góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Các chương trình, dự án đầu tư đã được các xã linh hoạt lồng ghép để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế gắn với huy động nội lực trong toàn dân tham gia xây dựng NTM với xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, các xã miền núi đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, chú trọng đưa các loại cây, con có năng suất cao vào sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Không chỉ vậy, các huyện miền núi đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ban chỉ đạo các cấp, ban quản lý xã và ban phát triển thôn; tiếp tục phát huy dân chủ ở nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín nhằm tuyên truyền, vận động người dân “Chung sức xây dựng NTM”; phát huy vai trò chủ thể của người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng NTM.
Các địa phương cũng đã rà soát lại quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư gắn với phát triển sản xuất phù hợp từng thôn, bản, điểm dân cư đồng thời lồng ghép các chương trình để thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhằm đạt chuẩn các tiêu chí NTM. Với nỗ lực của địa phương, thông qua chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phong trào xây dựng NTM ở các xã vùng biên giới, miền núi đang có những bước phát triển khá vững chắc. Trong xây dựng NTM, dựa vào tiêu chí cụ thể ở mỗi địa phương, nhiều xã chọn phát triển giao thông để nâng cấp hạ tầng, có xã chọn nâng cao hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi; có xã lại chọn tiêu chí về nhà ở, về điện, đường, trường, trạm để tạo “bàn đạp” đi lên.
LY LINH
- Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (13/09/2022)
- Kết quả thực hiện mục tiêu về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (13/09/2022)
- UBND huyện Đakrông triển khai thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (13/09/2022)
- Tỉnh Đoàn Quảng Trị triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo nghề và giảm nghèo trong thanh niên năm 2020 (13/09/2022)
- Triển vọng từ nghề cá lồng ở Triệu Phước (13/09/2022)
- Tháo gỡ khó khăn cho cây chanh leo ở Hướng Hóa (13/09/2022)
- Hội Nông dân thúc đẩy các mô hình kinh tế mới phát triển (13/09/2022)
- Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững (13/09/2022)
- Đakrông hành trình giảm nghèo bền vững (13/09/2022)
- Chăn nuôi theo hướng công nghệ cao ở Triệu Trạch (13/09/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)