Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 808
Tổng lượt truy cập: 1.434.879
Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Vân Kiều
Từ xa xưa đến nay, cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Cuộc sống gắn với núi rừng, nương rẫy, điều kiện canh tác khó khăn nên họ luôn mong ước về sự no đủ. Sự ra đời của lễ hội Mừng lúa mới cũng bắt nguồn từ đó, đây là dịp để bà con bày tỏ sự cầu mong của mình với các đấng thần linh, cho họ những vụ mùa bội thu, đời sống của bản làng ngày càng được đầy đủ hơn.
Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Vân Kiều - Ảnh: N. HUYỀN
Bắt đầu lễ hội Mừng lúa mới là hình ảnh các chàng trai, cô gái Vân Kiều lên rẫy tuốt lúa từ lúc sáng sớm tinh mơ, với các dụng cụ là A chói và A giăng (tức là gùi và giỏ). A chói và A giăng được thiết kế nhỏ gọn, buộc một bên hông để đựng lúa một cách thuận tiện nhất, hạn chế triệt để sự rơi vãi của hạt lúa.
Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với sự tinh tế, tỉ mỉ, các chàng trai, cô gái sẽ thu hoạch được những hạt lúa chắc mẩy, chín đượm đúng độ vàng ươm. Sau khi tuốt đem về nhà, sẽ được để ít nhất 3 ngày mới đem giã. Trong 3 ngày đó, lúa sẽ được bà con đem phơi khô, sảy, sàng làm sạch, chọn lọc những hạt lúa chắc mẩy nhất đem cất vào kho. Khi lúa đã được phơi khô, làm sạch sẽ được cho vào cối lớn bằng gỗ để giã. Với đôi bàn tay khéo léo, nhưng cũng không kém phần mạnh khỏe, rắn chắc của các chị, các mẹ Vân Kiều đã tạo ra thành phẩm là những mẹt gạo trắng trẻo, thơm nồng.
Phần nghi lễ Mừng lúa mới rất quan trọng nên tất cả dân làng đều phải chuẩn bị thật chu đáo và trang trọng. Cùng với các lễ vật dâng cúng bao gồm heo, gà, cua, cá, sóc, các loại nông sản... phần dâng cúng không thể thiếu đó là khăn, áo, váy và một số trang sức của người phụ nữ Vân Kiều. Với quan niệm thần lúa là nữ giới, nên trong lễ cúng lúa mới, người Vân Kiều dâng kèm các trang phục của nữ giới.
Sau khi lễ vật đã được bày biện xong, phần lễ được tiến hành, với nghi lễ cúng bái, khấn vái tổ tiên và mời các vị thần linh như: thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để báo cáo sau khi kết thúc vụ mùa, đồng thời tạ ơn thần linh đã cho bản làng một năm mưa thuận gió hòa.
Già làng đọc lời khấn, có ý nghĩa rằng: Hôm nay, ngày đẹp trời, bản làng xin phép làm lễ Mừng lúa mới. Xin các thần linh, thần lúa đến chứng giám. Lễ chay, lễ mặn dọn bày tươm tất, xin mời thụ hưởng. Xin thần lúa và các thần thấu cho lời dân bản: Cầu bông lúa con vừa bằng vòi hái/ bông lúa cái vừa bằng đuôi trâu… Xin các thần ban cho dân bản an vui, may mắn… và chủ lễ tạ 4 lễ (4 vái). Kế đến già làng thực hiện nghi lễ xin keo với hàm ý: Nghi lễ được tốt hay chưa được tốt, xin các thần.
Đến phần hội là sự hòa trộn âm thanh giữa tiếng khèn, tiếng đàn của các chàng trai và tiếng hát của các cô gái người Vân Kiều. Tiếng khèn, tiếng đàn, làn điệu dân ca Tà oải, Xà nớt vốn là di sản văn hóa quý báu, đặc sắc của người Vân Kiều. Lời hát là các làn điệu dân ca truyền thống cầu chúc cho cuộc sống an bình, ấm êm.
Lễ mừng lúa mới, ngoài việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô còn là cơ hội để quảng bá du lịch địa phương.
LỆ THỦY
- Quảng Trị thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (21/11/2022)
- Nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (15/11/2022)
- Cần hoàn thiện tiêu chí phân định miền núi, vùng cao, góp phần phát triển, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (15/11/2022)
- Quảng Trị phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số bình quân 4-5%/năm (14/11/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)