Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 590
Tổng lượt truy cập: 1.434.661
Huyện Gio Linh quan tâm thực hiện chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số
Những năm qua, tiếp tục thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng trên địa bàn, huyện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, các cơ sở giáo dục, sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể..., sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân.
Một tiết học của cô trò Trường Mầm non Linh Trường cơ sở 2 - Ảnh: L. TRƯỜNG
Huyện Gio Linh có 17 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 02 thị trấn; trong đó có 01 xã người đồng bào Vân Kiều và xã Linh Trường (sáp nhập 02 xã Linh Thượng và Vĩnh Trường). Toàn xã Linh Trường có trên 98% là người dân tộc thiểu số với 09 thôn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 60%. Đây là một xã có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều thôn phải đi qua địa hình hiểm trở.
Toàn xã Linh Trường có 03 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông và 01 Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT). 100% trẻ đang theo học tại Trường Mầm non Linh Trường số 1 và số 2 là trẻ em dân tộc thiểu số. Ở Trường Tiểu học Linh Trường tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiểm 98,9%, phân bổ theo 04 điểm trường, điểm trường xa nhất trung tâm 12 km. Học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại Trường PTDTNT chiếm 98,0%.
Nhận thức của đa số nhân dân trên địa bàn xã về công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó hàng năm, tỷ lệ huy động, chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS của các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn đảm bảo ổn định và nâng lên. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn huyện. UBND huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo hàng năm, chú trọng công tác xóa mù chữ, tổ chức triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm học sinh lưu ban, bỏ học theo chính sách về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ. Đã có 14.410 lượt học sinh được miễn, giảm học phí và 2.735 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo việc thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, theo đó đã hỗ trợ tiền ăn cho 1.380 lượt học sinh, hỗ trợ tiền nhà ở cho 1.380 lượt học sinh và hỗ trợ tiền gạo cho 1.380 lượt học sinh…
Có thể nói các chính sách dân tộc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là các nhóm chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS đã có những tác động tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, từng bước giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách đối với học sinh DTTS trên địa bàn huyện, UBND huyện Gio Linh đã xác định trong thời gian tới, các cấp, ngành cần triển khai nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục đào tạo; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển…
MÂY MÂY
- Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (22/11/2022)
- Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (22/11/2022)
- Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 (21/11/2022)
- Nguyên nhân và một số giải pháp để giảm thiểu thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (21/11/2022)
- Lễ hội Ariêu ping của dân tộc Pa Kô (21/11/2022)
- 991 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đakrông sẽ được hỗ trợ nhà ở (21/11/2022)
- Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (21/11/2022)
- Kết quả đạt được sau 03 năm triển khai Nghị quyết về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (21/11/2022)
- Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Vân Kiều (21/11/2022)
- Quảng Trị thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (21/11/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)