Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 273
Tổng lượt truy cập: 1.461.769
Lễ hội Ariêu ping của dân tộc Pa Kô
Người Pa Kô có rất nhiều lễ hội, nhưng Ariêu ping (lễ cải táng) được xem là lễ hội lớn nhất của người Pa Kô. Lễ hội Ariêu ping mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc, là ngày lễ giỗ tổ của người Pa Kô, thể hiện sự tôn kính, hiếu nghĩa của người đang sống với những người đã khuất. Hình thức tổ chức lễ hội còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó huyết thống trong cộng đồng dân cư, cùng chung tay xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc.
Người dân trong trang phục truyền thống và những điệu múa đặc trưng quanh bãi đất Pa Roong - Ảnh: Internet
Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, lễ hội Ariêu ping của đồng bào Pa Kô được tổ chức với mục đích đem lại sự bình yên, siêu thoát cho những người đã khuất, mang lại cho dân làng một cuộc sống ổn định, không ốm đau, bệnh tật.. Vào dịp lễ hội Ariêu ping, người Pa Kô huy động cả cộng đồng thực hiện việc cải táng người chết, xây sửa, trang trí lại lăng mộ tổ tiên và coi đây là công việc chung của cả cộng đồng.
Tùy vào quyết định của già làng, khoảng từ 5 đến 16 năm, lễ hội Ariêu Ping thường được đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống ở vùng cao của tỉnh Quảng Trị tổ chức một lần. Trong những ngày diễn ra lễ hội Ariêu Ping, các hoạt động được đồng bào nơi đây chung tay cùng nhau thực hiện là bốc mộ người đã khuất, làm nhà mồ mới của các dòng họ tập trung về một khu vực để tiện bề chăm sóc, thờ cúng, làm cây nêu, đánh trống, chiêng. Lễ hội Ariêu Ping mang tính cộng đồng cao, được tổ chức theo trình tự mang tính chất tập thể, người đứng đầu là người có uy tín và chức sắc cao nhất trong dòng họ và trong thôn bản. Lễ mang tính tâm linh in đậm những nét văn hóa riêng biệt và độc đáo của một tộc người, của vùng miền, bản sắc văn hóa. Lễ hội thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết trong dòng họ và cộng đồng.
Ngày đầu tiên của lễ hội, người dân trong làng tụ họp cùng nhau làm một ngôi nhà ngay giữa trung tâm, nơi tổ chức lễ hội. Ngôi nhà này có tên gọi là Ân Trạp, là nơi để tro cốt của người đã khuất và những đồ cúng tế. Các nghi lễ trong lễ hội Ariêu ping diễn ra rất quy củ. Ngày thứ hai diễn ra lễ hội là liên hoan văn hóa cồng chiêng và các môn thể thao truyền thống. Dân làng lại tụ tập quanh các trường thi đấu, những thanh niên khỏe mạnh tham gia cuộc thi đẩy gậy, những người khéo léo thì tham gia cuộc thi bắn nỏ trong tiếng reo hò cổ vũ. Đến ngày cuối là ngày thể hiện nét văn hoá tâm linh của đồng bào, bởi hôm đó mọi người đưa tiễn những người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong khi các hoạt động khác diễn ra thì tiếng cồng chiêng, tiếng trống ở nhà viếng Ân Trạp vẫn không ngừng vang lên. Những người thân ở xa, hoặc bà con làng xóm sẽ vào thắp hương, cúng viếng.
Trước khi lễ hội Ariêu Ping được tổ chức, họ hội ý trước 3 năm. Mỗi dòng họ Pa Kô cử ra một người trưởng dòng họ để làm phong tục cho dòng họ mình. Lễ hội này còn gọi là “Lễ nhổ xương ma, đưa vào nhà mới, còn gọi là nhà Ping”. Điều có ý nghĩa đặc biệt trong lễ hội Ariêu Ping, đây còn là dịp để người dân cùng ngồi lại, bàn bạc và tìm cách giải quyết các vấn đề vướng mắc cả về phong tục tập quán lẫn đời sống và để con cháu trong các dòng họ nhận biết nhau, tránh tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được lồng ghép như giao lưu cồng chiêng, bắn nỏ, đẩy gậy... góp phần “đánh thức” những giá trị văn hóa đang mai một dần.
Kết thúc lễ hội, hài cốt của những người đã mất được thân nhân đưa về an táng tại các nhà mồ của mỗi dòng họ được xây dựng đúng với truyền thống văn hóa đặc trưng của đồng bào Pa Kô.
LỆ THỦY
- 991 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đakrông sẽ được hỗ trợ nhà ở (21/11/2022)
- Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (21/11/2022)
- Kết quả đạt được sau 03 năm triển khai Nghị quyết về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (21/11/2022)
- Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Vân Kiều (21/11/2022)
- Quảng Trị thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (21/11/2022)
- Nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (15/11/2022)
- Cần hoàn thiện tiêu chí phân định miền núi, vùng cao, góp phần phát triển, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (15/11/2022)
- Quảng Trị phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số bình quân 4-5%/năm (14/11/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)