Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 291

Tổng lượt truy cập: 1.436.636

Hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Trị

Ngày cập nhật: 29/03/2022 09:49:51

Ngày 15/10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở SXKD) đăng ký tham gia 02 sàn thương mại điện tử (TMĐT) PostMart.vn của Bưu điện tỉnh và Voso.vn của Viettel để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Quảng Trị; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, cách thức xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận và tác nghiệp trên sàn TMĐT cho các cơ sở SXKD, thúc đẩy đổi mới phương thức mua và bán trên sàn TMĐT, nền tảng số. Bên cạnh đó, nhằm phát triển hạ tầng kinh tế số như nền tảng mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode), nền tảng bản đồ số và thanh toán điện tử trên địa bàn tỉnh và hình thành các cơ sở SXKD số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số trên các sàn TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Sàn thương mại điện tử PostMart của VNPosst

Từ năm 2018, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã thành lập trang thương mại điện tử PostMart.vn và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã thành lập trang thương mại điện tử VoSo.vn. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan và các các cơ sở SXKD đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Đến nay, sàn PostMart.vn đã đưa lên sàn 264 sản phẩm (bao gồm các sản phẩm nông sản, đặc sản, lương thực, thực phẩm,...); 53 sản phẩm OCOP tại 9 huyện, thị, thành phố (trong đó 7 sản phẩm 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao); 580 hộ sản xuất nông nghiệp với 36 chủ thể OCOP (trong đó có 7 hợp tác xã, 12 doanh nghiệp và 17 hộ sản xuất kinh doanh tham gia sàn). Sàn VoSo.vn đã đưa lên sàn 320 sản phẩm (bao gồm các sản phẩm nông sản, đặc sản, lương thực, thực phẩm,...), 19 sản phẩm OCOP; 89 hộ sản xuất nông nghiệp tại 9 huyện, thị, thành phố tham gia với sản lượng trung bình tháng từ 150-200 đơn hàng. Sản phẩm bán chạy nhất gồm măng muối chua, măng dầm tỏi ớt, măng khô, muối đậu sả, mì sợi mẹ Milk, nước mắm Khiêm Trọng, mắm ruốc, bơ đậu phộng Super Green, trà cà gai leo, cao chè vằng, gạo hữu cơ, gạo sạch, miến, hồ tiêu, rong biển…

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như phần lớn các hộ nông dân chưa áp dụng công nghệ số (chưa có điện thoại smart phone, máy tính, ví thanh toán điện tử) vào việc bán hàng, quản lý hàng hóa, thanh toán,…; phương thức bán hàng theo kênh truyền thống là chủ yếu như mang ra chợ để bán, bán ở dạng thô, bán số lượng lớn cho các thương lái nên chưa chú trọng nhiều vào bao bì nhãn mác, bảo quản sản phẩm, kênh phân phối và bán hàng theo công nghệ số. Trong khi đó, 2 năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Ngoài ra, kinh phí về hoạt động marketing cho sản phẩm theo công nghệ số do các doanh nghiệp tự chủ động nên việc triển khai chưa được chú trọng, ảnh hưởng đến tốc độ lan tỏa sản phẩm rộng rãi để thu hút sự quan tâm của khách hàng; sự quan tâm phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương chưa được thực hiện nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc triển khai. Công tác truyền thông, quảng cáo về các sản phẩm trên sàn TMĐT chưa được thực hiện mạnh mẽ và công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các các hộ nông dân, sản xuất kinh doanh về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn còn hạn chế.

Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 70% các cơ sở SXKD có đủ điều kiện, có sản phẩm đạt các chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và có mong muốn chuyển đổi lên sàn TMĐT được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng; 70% các cơ sở SXKD có đủ điều kiện, có sản phẩm đạt các chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và có mong muốn chuyển đổi lên sàn TMĐT được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận sản phẩm; 80% các cơ sở SXKD có sản phẩm đạt các chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng có gian hàng số trên sàn TMĐT; 100% sản phẩm OCOP, 50% sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được quảng bá, giới thiệu và gắn mác thương hiệu trên sàn TMĐT; 10-15% sản lượng sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, ATVSTP được tiêu thụ qua sàn TMĐT; 50% các cơ sở SXKD được gắn mác thương hiệu trên sàn TMĐT; 30% số sản phẩm nông sản và/hoặc các cơ sở SXKD có công cụ truy xuất nguồn gốc trên sàn TMĐT; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên sàn TMĐT ở 63 tỉnh thành và 05 quốc gia; 70% số hạng mục thông tin (số liệu, thông tin) được cung cấp qua sàn TMĐT/Apps (ứng dụng) di động đến các cơ sở SXKD; 1 tháng/1 lần cập nhật thông tin (số liệu, thông tin) được cung cấp qua sàn TMĐT/Apps (ứng dụng) di động đến các cơ sở SXKD; 10-15% số hàng hóa, sản phẩm đầu vào, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở SXKD được giới thiệu, cung cấp trên sàn TMĐT; 10-15% các cơ sở SXKD đã đặt mua hàng hóa, sản phẩm đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh qua sàn TMĐT; 10-15% số loại hàng hóa, sản phẩm đầu vào (phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở SXKD) có chính sách giảm giá, khuyến mại hoặc ưu đãi khác đặc thù hơn cho các cơ sở SXKD khi mua qua sàn TMĐT so với mua ngoài thị trường; 50% các cơ sở SXKD có tài khoản thanh toán điện tử; 100% các hộ gia đình có địa chỉ số trên Nền tảng Bản đồ số Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế số (VNPost); 50% hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, ví điện tử tại các xã, phường, thị trấn do VNPost, ViettelPost triển khai (Viettel phát triển tài khoản thanh toán điện tử ViettelPay, VNPost phát triển tài khoản thanh toán điện tử PostPay).

Sàn thương mại điện tử Voso của Bưu chính Viettel

Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể và các sàn TMĐT phối hợp chặt chẽ để xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể như các hoạt động đào tạo, tập huấn, tổ chức truyền thông qua báo chí, đài truyền hình và hệ thống truyền thanh cơ sở, xây dựng chuyên mục tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, xây dựng nội dung và thông điệp về Kế hoạch “Nâng tầm giá trị nông sản Việt qua nền tảng thương mại số”, cung cấp thông tin về sản phẩm và các thị trường tiêu thụ ở trong nước, nước ngoài phục vụ tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ sàn TMĐT trong việc thực hiện các thủ tục xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Ở các địa phương thành lập Tổ hỗ trợ kết nối tạo gian hàng số trên các sàn TMĐT, phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn cấp huyện, xã gồm lãnh đạo chính quyền, các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể... thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời. Các sàn TMĐT phải xây dựng Kế hoạch chi tiết, lộ trình, phương án triển khai phát triển kinh tế số để đạt được các chỉ tiêu cụ thể được giao; đảm bảo nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ sẳn sàng đáp ứng năng lực vận hành của sàn TMĐT phục vụ các cơ sở SXKD tham gia giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng tài liệu, tờ rơi hướng dẫn các cơ sở SXKD đăng ký tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT bằng nhiều hình thức khác nhau; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại qua Fanpage, livestream bán hàng, quảng bá, kết nối, lập nhóm đào tạo các cơ sở SXKD; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở SXKD về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng phương án vận chuyển tối ưu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian vận chuyển; quy trình đóng gói - bảo quản - kết nối - giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho các cơ sở SXKD trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn TMĐT để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua sản phẩm nông sản.

          Bài và ảnh: LỆ HẰNG

More
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)