Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 712
Tổng lượt truy cập: 1.486.393
Ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong xu thế hội nhập là tất yếu để người tiêu dùng đến doanh nghiệp nhận diện được giá trị sản phẩm. Đây cũng là một giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên nhận diện được giá trị tham gia vào chuỗi cung ứng. Ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đề án nhằm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan. Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
Khi người dùng quét mã QR Code của sản phẩm, điện thoại sẽ hiện thông báo truy xuất thông tin về nguồn gốc sản phẩm
Qua 4 năm triển khai thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ - đơn vị chủ trì thực hiện Đề án đã xây dựng hơn 20 tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và dự kiến đưa vào vận hành “Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia” trong năm 2022. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2018, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật đo lường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 là hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc. Xây dựng tối thiểu 30 tiêu chuẩn quốc gia và 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó là đạt được tối thiểu 30% các doanh nghiệp sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần có sự liên kết giữa các mắt xích, các đơn vị trong chuỗi để mang lại lợi ích cho các bên tham gia, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường. Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.
Công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện được rất nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu, như một khâu bắt buộc phải có của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường. Hiện nay, trên thế giới sử dụng nhiều phương pháp truy xuất nguồn gốc như: Đối với sản phẩm bao gói sử dụng tài liệu, thông tin, chứng nhận nguồn gốc, chứng nhận phân tích… hoặc tem truy xuất, nhãn truy xuất đóng gói sản phẩm với các thông tin như: Tên sản phẩm, thành phần và phụ gia, nguồn gốc xuất xứ, tên, địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng… Đối với các sản phẩm dạng rời, có bao gói, giá trị cao, có thể dùng phương pháp nhận dạng quang học, thông qua “Bar code”, “QR code” thông tin sản phẩm được lưu trữ và truyền tải bằng ký hiệu (khoảng trắng, vạch thẳng, độ rộng khoảng cách... ) mà máy móc có thể đọc được. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp thẻ điện từ: EID, RFIDs (radio - frequency identifiers), NFC... Theo đó, sản phẩm được gắn tem/seal ngay khi tham gia vào khâu sản xuất và được cập nhật thông tin trong từng công đoạn, sử dụng công nghệ điện tử để truy xuất được thông tin. Các phương pháp sử dụng công nghệ nhận diện truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát được thông tin trên toàn chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ và kịp thời của số liệu khi xảy ra sự cố và quản lý tập trung trên quy mô lớn.
Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng mã số mã vạch in lên bao bì sản phẩm truyền thống đã được thực hiện hơn 20 năm nay và mã số, mã vạch được cấp giống như cấp mã số cho điện thoại, tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hiện nay, cả nước có 57.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, hợp tác xã đã đăng ký sử dụng mã số mã vạch để in lên sản phẩm. Nhà nước ta cũng đã triển khai thực hiện việc hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP tiêu biểu địa phương với mục tiêu đảm bảo công khai, minh bạch thông tin quá trình sản xuất nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP; đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
Với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, Việt Nam hướng tới sản xuất sản phẩm, hàng hóa giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, khẳng định thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được xác định là một trong những khâu đột phá và ngày càng trở nên cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường khi nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời sẽ góp phần trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu sản phẩm Việt Nam, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Bài và ảnh: NHƯ QUỲNH
- Những ưu đãi của Viettel Money chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 (11/10/2022)
- Đến 2025, hoàn thành Hải quan số, năm 2030 hoàn thành xây dựng Hải quan thông minh (11/10/2022)
- Ngành Công Thương lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong Chuyển đổi số (10/02/2023)
- Các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng triển khai các chương trình ưu đãi chào mừng Ngày Chuyển đổi số 10/10 (11/10/2022)
- 5 giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch (11/10/2022)
- FPT và Tỉnh Đoàn Quảng Trị ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số (06/10/2022)
- Từ 1/10, dữ liệu người dùng Việt Nam phải được lưu trữ trong nước (06/10/2022)
- Tập huấn triển khai dịch vụ công mức 3, mức 4 và thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 (06/10/2022)
- Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường ứng dụng công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số (06/10/2022)
- VOV Bacsi24 tặng ngay 20% giá trị tiền nạp vào app để tư vấn khám chữa bệnh (06/10/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)