Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 839
Tổng lượt truy cập: 1.433.248
Vĩnh Linh: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Vĩnh Linh là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống anh hùng. Du lịch văn hóa, lịch sử là một trong những thế mạnh, đặc trưng của huyện. Toàn huyện có trên 180 di tích đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa các cấp. Trong đó có di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia và trên 160 di tích cấp tỉnh.
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
Các di tích lịch sử, văn hóa thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan mỗi năm như: Cụm Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, Bến đò B Tùng Luật, Trận địa tên lửa T5, nơi bắn rơi máy bay B52 đầu tiên ở Việt Nam… Mang trong mình sứ mệnh là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, những địa danh này đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau; là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách muốn tìm hiểu về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam, khát vọng thống nhất non sông, sự hy sinh gian khổ và những chiến công đã trở thành huyền thoại của quân dân lũy thép Vĩnh Linh trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Vĩnh Linh cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội cách mạng, di sản vật thể, phi vật thể độc đáo, được xem là điểm nhấn trong khai thác và phát triển loại hình du lịch như: Lễ hội Thống nhất non sông, lễ hội Văn hóa truyền thống của người Vân Kiều, lễ Cầu ngư, lễ hội Rằm tháng giêng, hò chèo Cạn, chuyện Trạng Vĩnh Hoàng, chạy Cù, bài Chòi…
Ngoài du lịch văn hóa - lịch sử, Vĩnh Linh còn có tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch khám phá, trải nghiệm. Với đường bờ biển dài gần 30km, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Vĩnh Linh nhiều bãi biển đẹp, đó là biển Vĩnh Thái, biển Cửa Tùng… Ở đây còn có rất nhiều loại hải sản quý, được người dân địa phương đánh bắt, chế biến với phong cách rất riêng, dân dã mà vô cùng hấp dẫn, thu hút nhiều du khách.
Sở hữu nhiều hệ rừng nguyên sinh, danh thắng tự nhiên với diện tích lớn, hệ thực vật, động vật, sản vật đa dạng, phong phú như: Rừng nguyên sinh Rú Lịnh; khu sinh thái Rú Đưng, Rú Bàu; Bàu Trạng; Khu du lịch sinh thái Bảo Đài… Đặc biệt ở Vĩnh Linh có những điểm đến độc đáo mà không nhiều nơi có được, đó là đồi cát Vĩnh Trung được ví không thua kém so với các đồi cát nổi tiếng của Bình Thuận, Ninh Thuận hay Mũi Trèo gồm mô đất, đá có độ cao từ 25 - 30 m so với mặt biển, bên dưới là bờ biển với bãi cát đẹp, trải dài… Những địa điểm này là một trong những lựa chọn của nhiều du khách yêu thích du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá những điều độc đáo, mới lạ.
Thời gian qua, để kích cầu tiềm năng phát triển du lịch, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án phát triển du lịch. Công tác xúc tiến, ban hành các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư vào du lịch được chú trọng. Trên địa bàn huyện hình thành ngày càng nhiều các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ẩm thực, công ty lữ hành phục vụ khách du lịch. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Trong thực tế có thể thấy, thế mạnh về phát triển du lịch đã được xác định và bắt đầu “đánh thức”, những nỗ lực để phát triển du lịch đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, huyện Vĩnh Linh đã ban hành Đề án phát triển thương mại - du lịch địa phương giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là động lực, điều kiện để du lịch Vĩnh Linh bứt phá, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ chính là đổi mới, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch với chất lượng cao, hiện đại, đồng bộ, đặc biệt đẩy mạnh mời gọi đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã được quy hoạch và được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Hình thành các điểm du lịch, rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời quy hoạch chi tiết các khu du lịch hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển, từ đó có cơ sở kêu gọi xã hội hóa trong hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
Với việc huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương phấn đấu trong thời gian tới, du lịch Vĩnh Linh sẽ có nhiều bước tiến mạnh mẽ hơn nữa, đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2025 sẽ thu hút 150.000 lượt khách, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 220 tỷ đồng. Đến năm 2030, thu hút 400.000 lượt khách, doanh thu trên 450 tỷ đồng. Từ đó góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng Vĩnh Linh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa phía Bắc của tỉnh Quảng Trị và là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Thực tế hiện nay, du lịch của tỉnh cần phải có sự nghiên cứu, phát triển nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mang tính thu hút, kéo dài thời gian trải nghiệm và chi tiêu của du khách khi đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ những yêu cầu đó, các cấp chính quyền cần quan tâm, đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh du lịch của huyện Vĩnh Linh nói riêng, của tỉnh Quảng Trị nói chung trong mối liên kết du lịch vùng, nâng cao vị thế cạnh tranh, đồng thời thu hút được sự quan tâm của các đơn vị doanh nghiệp đầu tư du lịch, đưa ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong khu vực, có tính chuyên nghiệp, hiệu lực hiệu quả và có giá trị cao.
Bài và ảnh: NHƯ TÚ
- Hướng Hóa: Tiềm năng phát triển du lịch bền vững (11/11/2024)
- Độc đáo kiến trúc chùa Diên Thọ (11/11/2024)
- Thác Pê Sai: Vẻ đẹp hoang sơ (04/11/2024)
- Cao điểm 689 Khe Sanh: Hồi ức và hiện tại (04/11/2024)
- Bảo tháp Khe Sanh- Hướng Hóa (04/11/2024)
- Quảng Trị: Công nhận điểm du lịch cộng đồng sinh thái Trà Lộc (17/09/2024)
- Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa (17/09/2024)
- Sân bay Tà Cơn: Chứng tích chiến tranh tại Quảng Trị (26/07/2024)
- Cồn Cỏ: Đảo ngọc giữa biển Đông (26/07/2024)
- Chợ phiên Cam Lộ - Ngôi chợ lâu đời trên đất Quảng Trị (07/05/2024)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)