Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 822
Tổng lượt truy cập: 1.436.165
Xứ Cùa hái ra tiền từ cây riềng
“Xứ Cùa” không phải là tên làng, cũng không phải là tên của 1 xã. Cùa là một vùng đất chung của hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ). Cùa nằm biệt lập trong một thung lũng trên đỉnh Trường Sơn, có thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng riêng so với dải đất miền Trung đầy nắng và gió. Thiên nhiên ban tặng cho xứ Cùa vùng đất đỏ bazan phù hợp để phát triển nhiều loại cây trồng trong đó có cây riềng. Hiện trên địa bàn xã Cam Nghĩa có khoảng 80 hộ gia đình trồng cây riềng với diện tích hơn 10 ha; xã Cam Chính với diện tích khoảng hơn 12 ha.
Cây riềng giúp bà con nông dân xứ Cùa có thêm thu nhập - Ảnh: Internet
Với người dân xứ Cùa, cây riềng là loại cây trồng quen thuộc, được người dân nơi đây trồng từ rất lâu. Ban đầu loại cây này được các hộ gia đình trồng với số lượng ít để làm gia vị hàng ngày của gia đình. Nhưng thời gian gần đây, khi thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, nhiều hộ gia đình ở xứ Cùa đã mạnh dạn đầu tư chuyển sang trồng riềng.
Gần 10 năm nay, gia đình anh Trần Văn Thiếm (thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa) trồng cây riềng nhưng với diện tích nhỏ lẻ, phân tán. Sau khi thấy nhiều tư thương đến hỏi mua, anh Thiếm đã mạnh dạn mở rộng diện tích lên 0,3 ha. Vừa qua, gia đình anh Thiếm cũng như nhiều nông dân ở xứ Cùa rất phấn khởi khi cây riềng bước vào vụ thu hoạch vừa được mùa, vừa được giá. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng riềng, anh Thiếm cho biết: Năng suất và chất lượng của riềng tùy thuộc vào thời gian trồng. Nếu tiến hành thu hoạch sau 12 tháng kể từ khi bắt đầu trồng thì đạt năng suất khoảng 25 tấn/ha, còn nếu để kéo dài đến 18 tháng thì năng suất lên tới khoảng 35 - 40 tấn/ha. Việc tiêu thụ củ riềng cũng rất thuận lợi vì được tư thương đến thu mua tận vườn với giá 7.500 - 8.000 đồng/kg.
Một hộ gia đình khác ở xã Cam Chính cũng đã chuyển đổi sang trồng riềng cách đây 3 năm. Gia đình ông Phạm Văn Hoàng (thôn Sơn Thanh, xã Cam Chính) chia sẻ: Trên diện tích 0,7 ha đất chuyển đổi, gia đình ông trồng khoảng hơn 1.500 gốc riềng. “Trung bình mỗi gốc thu hoạch khoảng 10 kg củ tươi, bán với giá 7.500 đồng/kg thì mỗi năm trừ chi phí, gia đình tôi cũng thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng”.
Theo kinh nghiệm của những người trồng riềng ở xứ Cùa nên trồng riềng vào đầu mùa mưa, bằng củ hoặc bằng nhánh. Chọn nơi đất có độ ẩm cao mà không úng. Trước khi trồng phải lên luống rộng 5 - 6 m, xung quanh có đào mương thoát nước. Dùng cuốc đào hố rộng 20 cm, sâu 10 cm (có thể dùng tro trấu hoặc phân bón lót + phân lân trộn đều) bón mỗi hố một nắm. Đặt củ riềng giống xuống, lấp đất chặt xung quanh, phủ rơm khô hoặc cỏ lên trên để giữ ẩm. Cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 60 - 70 cm. Trồng xong tưới nước, mỗi ngày 1 - 2 lần, trời mưa thì không cần tưới. Khi cây riềng bắt đầu đẻ được, tiến hành bón nhử bằng phân NPK 20 - 20 -15, mỗi cây 100 g. Khi cây phát triển được 3 tháng (hình thành bụi), bón mỗi gốc 200 g. Trồng được 12 tháng, bón thúc, để thêm 6 tháng là thu hoạch. Năng suất riềng phụ thuộc rất lớn vào thời gian trồng: trồng càng lâu, riềng càng cay, củ càng lớn. Thông thường từ lúc trồng tới lúc thu hoạch khoảng 18 tháng là vừa. Thu hoạch xong lứa đầu, nên để lại những cây bánh tẻ và lấp đất lại, tiếp tục chăm sóc, 12 tháng sau thu được đợt hai.
Có thể thấy, cây riềng đang mang lại hiệu quả kinh tế và trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của bà con vùng Cùa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ riềng lại phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên dễ gặp rủi ro nếu nguồn cung thừa do mở rộng diện tích. Do đó, để bảo đảm phát triển bền vững cho diện tích trồng riềng trên địa bàn xã Cam Chính và Cam Nghĩa, chính quyền cần quan tâm xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ để người dân yên tâm phát triển diện tích, có thêm thu nhập ổn định từ cây trồng này.
NHƯ QUỲNH
- Phấn đấu vào năm 2030, khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam (11/10/2023)
- Hiệu quả từ các chương trình, dự án, mô hình cây trồng trên địa bàn huyện Hải Lăng (11/10/2023)
- Tăng cường công tác quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài (11/10/2023)
- Qũy Hỗ trợ việc làm ngoài nước sát cánh cùng lao động đi làm việc ở nước ngoài (11/10/2023)
- Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (11/10/2023)
- Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (10/10/2023)
- Ngày Thị giác thế giới - Hãy yêu đôi mắt của bạn (10/10/2023)
- Mô hình trồng cau xen cây gấc mang lại thu nhập ổn định cho người dân (09/10/2023)
- Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2023 đối với người thuê đất (09/10/2023)
- Công ty Điện lực Quảng Trị thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng (09/10/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)