Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 138
Tổng lượt truy cập: 1.423.949
Trang phục cưới của người Pa Kô
Lễ cưới là dịp đại hỷ nên người Pa Kô ở đại ngàn Trường Sơn chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đặc biệt là trang phục của cô dâu, chú rể.
Tiệc mừng đám cưới tại gia đình nhà trai của dân tộc Pa Kô - Ảnh: Internet
Sau những buổi “đi sim” dưới ánh trăng sáng giữa núi rừng thơ mộng, trao cho nhau những câu hát giao duyên, tình ái đầy lãng mạn qua các làn điệu dân ca như tà-oái, xà-nớt..., trai gái người Pa Kô hứa hẹn cùng nhau sống đến bạc đầu. Được sự đồng ý của bố mẹ hai bên, nghi lễ pố xé (đám hỏi) sẽ được tiến hành. Gia đình nhà trai đến nhà gái để hỏi vợ.
Đối với người Pa Kô, trang phục cô dâu, chú rể và các thành viên dự lễ nhà trai là trách nhiệm của nhà gái chuẩn bị. Nhà trai không đòi hỏi nhưng việc chuẩn bị đầy đủ khăn, váy, áo, khố cho đôi bên của nhà gái thể hiện sự tôn trọng, gắn kết nghĩa tình với nhà trai.
Trước đây khi chưa có vải thổ cẩm, mỗi khi đến dịp cưới, hỏi, người Pa Kô phải vào rừng lấy vỏ cây a mưng đập mềm, ngâm nước cho hết chất độc, phơi khô, vo mềm lại thành sợi để chế tác thành áo, thân váy cho cô dâu; khố của chú rể làm đơn giản hơn, dùng sợi vỏ cây đã khô kết thành một tấm dài khi mang quấn lại... Sợi chỉ dùng để khâu được lấy từ cây mây. Sau này có vải thổ cẩm, việc chuẩn bị trang phục cưới thuận lợi hơn, tuy vẫn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Trang phục cưới của chú rể đơn giản nhưng nổi bật nhiều màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, khát khao hạnh phúc và may mắn, gồm 1 chiếc áo may sát nách hoặc tấm zèng vắt chéo ngang ngực và lưng, khố, khăn quấn đầu. Từng chi tiết trên bộ trang phục cưới thể hiện sự độc đáo, khác biệt và ấn tượng. Sau các nghi thức quan trọng của lễ cưới, họ hàng hai bên quây quần ăn uống, cất lên lời ca, tiếng hát qua những làn điệu tăng-y và k-lơi rộn ràng, cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ luôn gắn bó bên nhau trọn đời.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, việc mang trang phục truyền thống khi làm lễ vẫn được người Pa Kô duy trì và phát triển phù hợp. Đặc biệt, sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em ở miền Tây Quảng Trị còn được thể hiện ở sự kết hợp tình yêu giữa các đôi nam nữ người Pa Kô và Vân Kiều, tạo nên những đám cưới có màu sắc rất đặc trưng.
Có những gia đình khi thực hiện các nghi lễ chính, cô dâu, chú rể mang trang phục truyền thống của dân tộc mình nhưng khi mở tiệc cưới mời họ hàng, quan khách thì được phép khoác trên mình những bộ váy áo cưới, veston theo phong cách hiện đại. Trang phục đó vừa giữ gìn nét văn hóa truyền thống trong cưới, hỏi, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, giao thoa văn hóa giữa đồng bào dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong lễ cưới.
Không những trang phục của cô dâu, chú rể mà trang phục của bố mẹ hai bên cũng được gia đình chuẩn bị rất công phu, đẹp mắt, quan khách đến dự tiệc cưới cảm thấy vui vì được dự một buổi lễ mang đậm đặc trưng văn hóa vùng sơn cước.
LỆ THỦY
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (07/12/2022)
- Gìn giữ bản sắc văn hóa cồng chiêng của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô (28/11/2022)
- Hiệu quả từ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” (28/11/2022)
- Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (28/11/2022)
- Người dân thôn Chênh Vênh làm du lịch sinh thái cộng đồng (28/11/2022)
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (28/11/2022)
- Kết quả 10 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (23/11/2022)
- Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ (23/11/2022)
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị đến năm 2030 (22/11/2022)
- Huyện Gio Linh quan tâm thực hiện chính sách cho học sinh dân tộc thiểu số (22/11/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)