Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 55
Tổng lượt truy cập: 1.474.622
Hội viên nông dân nuôi ong lấy mật cho thu nhập cao
Gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, bằng niềm đam mê, sự kiên trì và ham học hỏi áp dụng kỹ thuật, anh Hoàng Văn Quang, hội viên Chi hội Nông dân thôn Cam Vũ 2, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đã xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật, vươn lên làm giàu.
Bén duyên với nghề từ năm 2011 sau chuyến đi tham quan, tìm hiểu mô hình nuôi ong ở xã Dương Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, anh Quang nhận thấy xã Cam Thủy có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và có thể phát triển được nghề nuôi ong. Từ đó, anh đã bàn bạc với gia đình mua 2 đàn ong nội địa với giá 1.300.000 đồng/đàn về nuôi. Ban đầu kinh nghiệm chưa có, ong bị bệnh thối ấu trùng, ong non không nở, dẫn đến số lượng ong trong đàn thấp. Không nản chí, bên cạnh quyết tâm học hỏi kỹ thuật qua các phương tiện thông tin đại chúng, tham quan nhiều hộ nuôi ong trong, ngoài tỉnh, anh còn đến Viện Ong Trung ương ở Hà Nội để tìm hiểu về nghề nuôi ong. Với phương châm vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, anh đã tích lũy được nhiều kiến thức để áp dụng vào thực tế. Đến nay, mô hình nuôi ong của anh Quang đã thành công như mong đợi.
Anh Hoàng Văn Quang chăm sóc đàn ong. Ảnh: Internet
Nhờ vị trí nuôi thuận lợi, cây hoa tự nhiên trong vùng nhiều đã tạo nguồn thức ăn dồi dào nên đàn ong phát triển nhanh, số lượng đàn ngày càng tăng. Đến nay, gia đình anh Quang có 150 thùng nuôi ong, trung bình mỗi tháng mỗi thùng ong cho thu hoạch mật 1 lần, sản lượng mật ong đạt 650ml/lần/thùng. Mật thu đến đâu được người dân đặt mua hết đến đó, mỗi lít mật ong có giá từ 550.000 - 600.000 đồng, trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu hơn 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn nuôi và cung cấp các đàn ong giống ra thị trường, với thời gian từ 40 - 60 ngày tuổi sẽ tách đàn ong giống với giá khoảng 1.000.000 - 1.200.000 đồng/đàn.
Nói về kinh nghiệm nuôi ong, anh Quang chia sẻ: “Con ong có tập tính tổ chức rất cao, người nuôi ong phải chịu khó để ý đến nó, về bệnh tật, cách nhân chia đàn, tạo giống, tạo chúa mới và tách đàn, quản lý đàn ong theo mùa. Thùng nuôi làm bằng gỗ xoan, chiều dài khoảng 42,5 cm theo quy chuẩn chung, cho ong hút mật hoàn toàn tự nhiên. Để đàn ong nội địa (ong ruồi) phát triển tốt và cho ra mật chất lượng, người nuôi phải am hiểu tình hình địa lý vùng miền và tập tính của loài ong. Từ 10 -15 ngày tiến hành kiểm tra đàn ong một lần. Thùng nuôi phải đặt cố định, không di chuyển vì theo thói quen nếu dịch chuyển ong sẽ tách đàn.
Thấy được hiệu quả từ mô hình, Trung tâm Dạy nghề Tổng hợp huyện Cam Lộ đã mời anh Hoàng Văn Quang trực tiếp giảng dạy các lớp đào tạo nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn. Đặc biệt, năm 2019, Tổ hợp tác nuôi ong nội địa của xã Cam Thủy được thành lập với sự tham gia của 26 hội viên nông dân, anh Quang được chọn làm Tổ trưởng. Để tiếp tục phát triển nghề, UBND xã Cam Thủy đã hỗ trợ cho Tổ hợp tác 3,5 triệu đồng. Trong thời gian hoạt động, anh Quang đã tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong nội địa và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các thành viên. Đến nay, Tổ hợp tác có 400 thùng ong nội địa, chuyển từ tập quán nuôi ong nhỏ lẻ, manh mún truyền thống sang nuôi ong tập trung, chuyên canh có sự hỗ trợ và liên kết, phát triển bền vững.
Về hướng phát triển nghề nuôi ong trong thời gian tới, anh Quang cho biết sẽ tiếp tục lai tạo thêm các giống ong nội địa mới có gen tốt, số lượng con đông, tăng số lượng cầu trong thùng ong từ 3 - 4 cầu/ thùng lên từ 7 - 8 cầu/thùng và sản lượng mật tăng lên; đồng thời xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường để sản phẩm mật ong nội địa của nông dân xã Cam Thủy vươn xa hơn nữa.
LỆ THỦY
- A Dơi chú trọng công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc (13/09/2022)
- Huyện Hướng Hóa: Tập trung giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số (13/09/2022)
- Giải pháp quan trọng để phát triển nông thôn mới miền núi tỉnh Quảng Trị (13/09/2022)
- Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (13/09/2022)
- Kết quả thực hiện mục tiêu về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (13/09/2022)
- UBND huyện Đakrông triển khai thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (13/09/2022)
- Tỉnh Đoàn Quảng Trị triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo nghề và giảm nghèo trong thanh niên năm 2020 (13/09/2022)
- Triển vọng từ nghề cá lồng ở Triệu Phước (13/09/2022)
- Tháo gỡ khó khăn cho cây chanh leo ở Hướng Hóa (13/09/2022)
- Hội Nông dân thúc đẩy các mô hình kinh tế mới phát triển (13/09/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)