Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Trang chủ
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 79
Tổng lượt truy cập: 1.461.575
Mô hình “Kết nghĩa bản - bản” thắm tình đoàn kết giữa cụm dân cư hai bên biên giới Việt - Lào
Quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước. Trong quan hệ hữu nghị đó, mỗi địa phương đã có nhiều cách làm mới để thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác cùng nhau phát triển. Mô hình “Kết nghĩa bản - bản” là một trong những mô hình được tổ chức đầu tiên tại các cụm bản giáp biên của tỉnh Quảng Trị và 2 tỉnh Savannakhet, Salavan của nước bạn Lào. Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, mô hình “Kết nghĩa bản - bản” đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực và được nhân rộng trên cả nước với tên gọi mới đó là “Phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” bằng nhiều hình thức phong phú, đặc sắc.
Các bản giữa 2 nước thường xuyên có những cuộc trao đổi, gắn kết tình cảm đồng bào 2 bên biên giới - Ảnh: Internet
Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào hầu hết đều là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, thường xuyên có mối quan hệ thăm thân đi lại lâu đời, các hoạt động, phong tục, tập quán, lao động, canh tác có nhiều điểm tương đồng. Tuyến hành lang biên giới chung của hai nước tuy được đánh giá cơ bản ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tập quán lạc hậu. Mặc khác vẫn có một số hoạt động âm mưu phá hoại, lôi kéo, chia rẽ tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trên địa bàn biên giới của các thế lực thù địch. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương có nhiều hoạt động nhằm từng bước củng cố, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho đồng bào người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Đặc biệt, ngày 28/4/2005, bản Ka Tăng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) và bản Densavan (tỉnh Savannakhet, Lào) đã tổ chức kết nghĩa. Tiếp đó, mô hình này đã được nhân rộng ra khắp các cặp bản đối diện còn lại hai bên biên giới của tỉnh Quảng Trị, tỉnh Salavan và tỉnh Savannakhet. Đến nay, toàn bộ 25/25 cặp bản đối diện hai bên biên giới giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Salavan, tỉnh Savannakhet đã thực hiện tổ chức kết nghĩa.
Sau khi ký kết kết nghĩa, hai bên thường xuyên tuyên truyền, giáo dục xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó của nhân dân hai bản, góp phần vào xây dựng tình đoàn kết đặc biệt hữu nghị Việt - Lào và truyền thống tốt đẹp của các thân tộc, dòng họ vốn có từ lâu đời ở hai bên biên giới. Thường xuyên thăm hỏi, động viên nhau trong dịp ngày lễ, tết, lúc ốm đau và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng thôn, bản giàu đẹp, cùng bảo vệ môi trường sinh thái, giúp nhau khắc phục thiên tai, phòng chống cháy rừng và dịch bệnh xảy ra đối với người, vật nuôi, cây trồng. Thường xuyên giao lưu, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc; giáo dục nhân dân hai bên biên giới chấp hành và thực hiện nghiêm các văn kiện pháp lý về biên giới đất liền, cùng nhau bảo vệ không làm hư hỏng mốc quốc giới, không làm thay đổi đường biên giới, dòng chảy sông, suối biên giới như quy định mà hai nước đã ký kết; không tham gia và không tiếp tay cho tội phạm ma túy, mua bán người... Bên cạnh đó còn thường xuyên trao đổi tình hình liên quan đến an ninh, an toàn, lợi ích của nhân dân hai thôn, bản, để cùng nhau phối hợp giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Kịp thời giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; giúp nhau cấp cứu, khám chữa bệnh, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng ở cơ sở…
Hàng năm, tỉnh Quảng Trị sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng một số dự án như: trường học; trạm xá; công trình điện nước; cung cấp cây con giống; khảo sát các dự án trồng rừng, cây công nghiệp như cà phê, sắn nguyên liệu, cao su, hồ tiêu và một số dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tổ chức lớp dạy tiếng Việt cho phụ nữ Lào các bản giáp biên giới. Bên cạnh đó, các cặp bản kết nghĩa, các ban, ngành, đoàn thể hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện thông thoáng cho việc lưu thông sản phẩm trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường…
Mới đây, tại xã Thuận (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã diễn ra Hội nghị sơ kết 15 năm kết nghĩa 2 cặp bản: thôn Thuận 4 (xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) với bản Ra Leng (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) và thôn Bản 7 (xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) với bản Cheng (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào).
Năm 2007, hai cặp bản trên tổ chức ký kết nghĩa. Các cặp bản đã ký kết quy chế hoạt động với 12 nội dung, đúng Hiệp định Quy chế biên giới đất liền Việt Nam - Lào, pháp luật mỗi nước. Đây là hai cặp bản có mối quan hệ thân tộc từ lâu đời.
Sau hơn 15 năm ký kết nghĩa, các cặp bản đã duy trì thực hiện nghiêm các quy chế kết nghĩa; tổ chức giao ban định kỳ mỗi quý 1 lần, được 125 buổi/2.500 lượt người tham gia và giao ban đột xuất khi có tình hình mới nảy sinh; tích cực phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm.
Các cặp bản đã phối hợp tổ chức hơn 120 đợt tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc và hơn 200 buổi tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống hai bên biên giới về ý thức quốc gia, quốc giới và trách nhiệm của người dân đối với chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân biên giới. Qua đó, người dân trong các cặp bản đã tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của mỗi bên.
VĨNH LONG
- Trang phục cưới của người Pa Kô (07/12/2022)
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (07/12/2022)
- Gìn giữ bản sắc văn hóa cồng chiêng của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô (28/11/2022)
- Hiệu quả từ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” (28/11/2022)
- Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (28/11/2022)
- Người dân thôn Chênh Vênh làm du lịch sinh thái cộng đồng (28/11/2022)
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (28/11/2022)
- Kết quả 10 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (23/11/2022)
- Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ (23/11/2022)
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị đến năm 2030 (22/11/2022)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)