Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 246
Tổng lượt truy cập: 1.434.317
Đẩy mạnh sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước thúc đẩy chuyển đổi số
Mạng truyền số liệu chuyên dùng (SLCD) trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước được xây dựng dựa trên các chủ trương, định hướng của Trung ương, Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đó là Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Công văn số 104-CV/TW ngày 12/11/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW và Đề án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005, trong đó giao Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay Bộ Thông tin và Truyền thông) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai xây dựng mạng đường truyền số liệu chuyên dùng tốc độ cao, dung lượng lớn, công nghệ hiện đại.
Giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh - Ảnh: HỮU PHÚC
Kể từ khi xây dựng và đưa vào sử dụng, mạng truyền SLCD đã triển khai kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã, phát huy hiệu quả vai trò trong việc thiết lập các mạng dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Quốc hội (như mạng thông tin diện rộng của Đảng, mạng diện rộng Quốc hội… ); các ứng dụng, nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số (trục liên thông văn bản điện tử quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia…); các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia (triển khai nhanh chóng, thần tốc hệ thống hội nghị truyền hình theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phạm vi từ Chính phủ đến từng xã, phường, thị trấn trên toàn quốc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn).
Mặc dù việc triển khai hạ tầng kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết để mạng truyền SLCD đáp ứng yêu cầu là hạ tầng mạng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động của mạng truyền SLCD còn thiếu đồng bộ, chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổng thể hoạt động của mạng về tổ chức mạng lưới, phạm vi phục vụ, đối tượng phục vụ, dịch vụ, ứng dụng, chất lượng, bảo đảm an toàn thông tin và các cơ chế bảo đảm hoạt động của mạng là hạ tầng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Thứ hai: Mạng truyền SLCD trong thực tế được chia làm hai chủ thể quản lý, dẫn đến không thống nhất về mô hình quản lý, tài nguyên mạng, kết nối, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thông tin; mạng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau; năng lực mạng không đồng đều, phụ thuộc vào tiềm lực và mức độ ưu tiên của địa phương.
Thứ ba: Chưa có các công cụ để quản lý giám sát mạng, giám sát an toàn thông tin và kiểm soát các truy nhập vào mạng để bảo đảm chất lượng và bảo đảm an toàn thông tin. Các ứng dụng của cơ quan Đảng, Nhà nước hiện đang triển khai đồng thời trên mạng truyền số SLCD và các mạng khác, chưa tách bạch được các ứng dụng cần triển khai trên mạng truyền SLCD để bảo đảm chất lượng và bảo đảm an toàn thông tin. Nhiều địa phương sử dụng ứng dụng phục vụ chính quyền địa phương qua môi trường Internet, tuy chi phí có thấp hơn nhưng tồn tại nhiều lỗ hổng, mất an toàn, an ninh mạng.
Thứ 4: Việc sử dụng nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối sử dụng các giao thức quản lý mạng khác nhau gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng dịch vụ giám sát, kiểm soát truy nhập tập trung để bảo đảm an toàn thông tin cho mạng từ Trung ương đến cấp xã.
Với những hạn chế nêu trên, việc xây dựng và ban hành Quyết định về Mạng truyền SLCD là cần thiết, tạo khung pháp lý quan trọng vừa quản lý, vừa thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Ngày 05/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 8/2023/QĐ-TTg về Mạng truyền SLCD phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Mạng truyền SLCD là mạng kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước, được tổ chức, quản lý thống nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước. Cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ là cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở Trung ương và địa phương. Mạng truyền SLCD được kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và phải đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ trong ngày, 07 ngày trong một tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết.
Việc ban hành Quyết định số 8/2023/QĐ-TTg đã tạo khung pháp lý quan trọng vừa quản lý, vừa thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, đồng thời đáp ứng yêu cầu mạng là hạ tầng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong giai đoạn mới. Thực hiện Quyết định số 8/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn, đẩy mạnh triển khai thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường Mạng truyền SLCD trong cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai hạ tầng Mạng truyền SLCD từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu là mạng phục vụ của cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương, nhất là việc thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên môi trường mạng; tăng cường kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương. Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng Mạng truyền SLCD trong thời gian đến, Sở Thông tin và Truyền thông đang tham mưu xây dựng trìnhh UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động Mạng truyền SLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
VĂN MINH
- Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia (03/11/2023)
- Ra mắt nền tảng “Mạng nhà nông - Hành trình nông dân số” (31/10/2023)
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành in Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (25/10/2023)
- Xây dựng, thử nghiệm các trợ lý ảo phục vụ cán bộ, công chức (23/10/2023)
- Đo kiểm chất lượng dịch vụ điện thoại và dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất và mạng Interent băng rộng phục vụ cho chuyển đổi số (23/11/2023)
- Triển khai áp dụng các nền tảng số quốc gia về du lịch trên toàn quốc (18/10/2023)
- Triển khai các giải pháp đột phá phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực (16/10/2023)
- Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông: Giới thiệu bộ sách về chuyển đổi số (16/10/2023)
- Giáo dục STEM chuẩn bị nguồn lực cho chuyển đổi số (12/10/2023)
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Phát hành bộ tem bưu chính “Năm Dữ liệu số quốc gia” (12/10/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)