Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông

 
LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 1280

Tổng lượt truy cập: 1.314.713

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Ngày cập nhật: 22/11/2022 02:36:37

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn khác trong tỉnh; chủ động phòng chống các tình huống gây mất an ninh trật tự trong vùng dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Đáp ứng yêu cầu trên, trong thời vừa qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nhanh chóng nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lễ mừng cơm mới của đồng bào Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị - Quảng Bình cần được truyền thông sâu rộng qua báo chí, thông tin đại chúng, các nền tảng số để khai thác giá trị di sản, thu hút khách du lịch - Ảnh: N.H

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 3606/KH-UBND ngày 09/8/2019 triển khai thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, tỉnh sẽ thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và an ninh trật tự. Từng bước kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thông tin của Ủy ban Dân tộc và các địa phương để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2023, 100% người có uy tín, 90% đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm bắt thông tin về an ninh, trật tự, chính sách về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai; 80% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và thị trường; 90% đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin, kiến thức về y tế, phòng chống các bệnh đặc thù. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc và các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu 100% đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; hoàn thiện thư viện điện tử về công tác dân tộc, các thông tin về lễ hội, phong tục tập quán sản phẩm, vật phẩm của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được phổ biến đến với cộng đồng trong và ngoài tỉnh. Thúc đẩy đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn toàn tỉnh.

Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị hiện có 44 xã, thị trấn, trong đó có 38 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, với sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương và địa phương, đời sống kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.

Tính đến thời điểm hiện tại, hạ tầng viễn thông phủ sóng đến trung tâm xã đạt 100%, chỉ còn lại 17 thôn, bản thuộc huyện Đakrông, Hướng Hóa chưa có sóng di động; 38 thôn, bản thuộc huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh chưa có hạ tầng băng rộng cố định. Tổng số thuê bao điện thoại của các huyện Hướng Hóa, Đakrông và Vĩnh Linh (đơn vị thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia) là 198.049 thuê bao, đạt 88,9 thuê bao/100 dân. Số thuê bao Internet cố định 35.358 thuê bao và 131.127 thuê bao băng rộng di động, tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cố định đạt 61,9%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các xã trong đó: 100% xã được trang bị máy tính làm việc có kết nối Internet và được triển khai hội nghị truyền hình kết nối 2 chiều; 100% xã được xây dựng trang thông tin điện tử và triển khai các phần mềm dùng chung toàn tỉnh như: Một cửa điện tử, Dịch vụ công trực tuyến, Văn phòng điện tử, Mail công vụ...

Công tác lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, các sản phẩm, trang phục truyền thống đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô Quảng Trị tiếp tục được rà soát, thu thập và xây dựng bộ thông tin dữ liệu.

Trong những năm qua, hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, triển khai thực hiện góp phần cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo những chuyển biến rõ nét về nhận thức, đổi mới tư duy và khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ gìn bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển quốc gia số, chính phủ số và ứng dụng công nghệ số rộng rãi thì nhu cầu của đồng bào thiểu số càng cao; việc truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các phương tiện truyền thông mới, dựa trên nền tảng số để người dân được tiếp cập dễ dàng, được hưởng lợi từ các sản phẩm số như các chính sách về hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn; chuẩn đoán, khám, chữa bệnh từ xa; kết nối, phát triển thương mại, văn hóa, du lịch... là hết sức quan trọng, cần được quan tâm, hỗ trợ triển khai thực hiện.

Trong thời gian tới, để góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và đạt được các mục tiêu Đề án cần tiếp tục nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục, thông tin dành cho vùng dân tộc thiểu số, mở rộng mạng lưới Internet trong khu vực để đồng bào tiếp cận với các kênh truyền thông như báo điện tử, cổng thông tin của chính quyền địa phương. Đầu tư và thiết lập thêm tại các điểm nhà văn hóa thôn hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thuộc xã để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Ngoài ra cần xây dựng bộ dữ liệu và hướng dẫn sử dụng khai thác dữ liệu về lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, các sản phẩm, trang phục truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô Quảng Trị, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

                                                                                       NGÔ LONG

Các tin khác
 
 
 
LIÊN KẾT WEBSITE
 

Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3554715 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị