Chi tiết tin - Sở Thông tin và Truyền thông
- Home
- Tổng quan
- Tin tức - Sự kiện
- Thủ tục hành chính
- Cải cách hành chính
- Tuyền truyền CCHC
- Công tác chỉ đạo điều hành
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài sản công
- Áp dụng ISO trong hoạt động
- Chấm điểm CCHC, hoàn thành nhiệm vụ
- Hệ thống báo cáo
- CCTC theo dõi thi hành pháp luật.
- CCTTHC thực hiện cơ chế một cửa
- CC bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và phát triển CQ điện tử, CP điện tử
- Văn bản trao đổi
- Quản lý nhà nước
- Chiến lược, QH, KH
- Đảng - Đoàn thể
- Lịch công tác
- Báo cáo tài chính
Đang truy cập: 39
Hôm nay: 437
Tổng lượt truy cập: 1.483.851
Hướng dẫn thành lập và vận hành Trung tâm xử lý tin giả tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nước ta là một trong những quốc gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với khoảng 72,1 triệu người (số liệu năm 2022 của We are Social - Công ty chuyên phân tích mạng xã hội toàn cầu). Xu hướng người dân đọc tin tức qua mạng, sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng tăng cao.
Website của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam tại www.tingia.gov.vn
Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, tin sai sự thật. Tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây thiệt hại về kinh tế... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, ngăn chặn và xử lý tin giả, thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Một trong những giải pháp Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai có hiệu quả là thành lập và vận hành Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (năm 2021) để tiếp nhận phản ánh, xác minh, xử lý và công bố tin giả, tin sai sự thật.
Hàng năm, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hàng nghìn tin giả, tin sai sự thật, dán nhãn tin giả và công bố công khai trên website www.tingia.gov.vn tạo được niềm tin trong Nhân dân. Tuy nhiên, để công tác tiếp nhận, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng được nhanh chóng, chủ động và đạt hiệu quả cao hơn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu mô hình hoạt động của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam mà Bộ đang triển khai để áp dụng thành lập Trung tâm xử lý tin giả tại địa phương, gồm các bước sau:
Mô hình tổ chức: Trung tâm xử lý tin giả là đầu mối tiếp nhận, xử lý, công bố tin giả, tin sai sự thật (Trung tâm xử lý tin giả không phải là đơn vị hành chính). Trung tâm xử lý tin giả có thể đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố. Nhân sự của Trung tâm xử lý tin giả là nhân sự kiêm nhiệm, làm công việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Công cụ vận hành Trung tâm xử lý tin giả bao gồm: Ban hành Quyết định thành lập Trung tâm xử lý tin giả kèm theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động; thành lập bộ phận nhân sự tiếp nhận, vận hành Trung tâm xử lý tin giả. Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (app) của Trung tâm xử lý tin giả (trên website hoặc ứng dụng cần có biểu tượng hoặc công cụ (nút hoặc tab) để cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh, báo cáo nhanh về tin giả, tin sai sự thật); thiết lập và vận hành Fanpage của Trung tâm tin giả trên các nền tảng mạng xã hội (ví dụ trên Facebook, Zalo,…); thiết lập đường dây nóng bằng số điện thoại hotline trực 24/7; thiết lập địa chỉ email để tiếp nhận thông tin báo tin giả, tin sai sự thật; tiếp nhận nội dung phản ánh qua đường công văn thông qua hệ thống bưu chính viễn thông.
Cách thức tiếp nhận và xử lý tin giả: Khi phát hiện tin giả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi thông báo tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau: Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua các phương thức sau: Website: www.tingia.gov.vn; Email: online.abei@mic.gov.vn; HOT LINE: 18008108; Trung tâm xử lý tin giả tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố) thông qua các phương thức sau: Website; Email; HOT LINE; Yêu cầu đối với thông tin phản ánh: Thể hiện rõ nội dung phản ánh, đường link, hình ảnh vi phạm; bảo đảm đầy đủ thông tin của cá nhân, tổ chức và các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, địa phương khi cần liên hệ: họ và tên đối với cá nhân/tên cơ quan, tổ chức phản ánh, số điện thoại, email khi cần liên hệ.
Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh về tin giả của Trung tâm xử lý tin giả:
Bước 1: Tiếp nhận phản ánh tin giả: Trung tâm xử lý tin giả là đầu mối tiếp nhận tin giả từ cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua: Địa chỉ email, số điện thoại đường dây nóng, trang web (hoặc ứng dụng), fanpage trên các mạng xã hội.
Bước 2: Tiến hành phân loại tin giả: Bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra, phân loại thông tin phản ánh và phân thành 02 loại tin được tiếp nhận gồm: (1) Tin rác/tin không đầy đủ thông tin; (2) Tin có thể xác minh. Sau khi phân loại, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra: (1) Đối với tin rác/tin không đầy đủ thông tin, bộ phận tiếp nhận thực hiện việc gửi email thông báo cho người phản ánh tin giả về thông tin cung cấp là không đầy đủ hoặc là tin rác (2) Đối với tin có thể xác minh, nếu liên quan đến cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc chuyên ngành quản lý của cơ quan nào, bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển đến cơ quan, sở, ban, ngành liên quan để xác minh, xử lý. Sau khi có kết quả xác minh, xử lý: Nếu xác minh là tin giả, bộ phận tiếp nhận thực hiện Bước 3 của quy trình này; nếu tin không thể xác minh, bộ phận tiếp nhận sẽ thực hiện việc gửi thông tin phản hồi qua email cho người phản ánh tin giả về thông tin cung cấp là không thể xác minh.
Bước 3: Đóng dấu là tin giả và công bố trên website hoặc ứng dụng của Trung tâm xử lý tin giả, đồng thời chuyển cơ quan chức năng có liên quan xử lý theo quy định.
Bước 4: Thông báo thêm trên: Phương tiện thông tin đại chúng; Website, fanpage chính thức của các cơ quan nhà nước; Thông tin rộng rãi trên các cơ quan báo chí; Trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tin và ảnh: HÙNG NAM
- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024 (25/03/2024)
- Ưu tiên giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của báo chí bằng văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản kể từ ngày 1/3/2024 (05/02/2024)
- Khai mạc lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin, tuyên truyền thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (21/09/2023)
- Tập huấn nâng cao năng lực công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, công chức 2 xã Vĩnh Hà và Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (15/09/2023)
- Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2023 (20/04/2023)
- Ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức chi giải thưởng Giải Báo chí tỉnh Quảng Trị (11/04/2023)
- Ban hành đơn giá sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (14/03/2023)
- Triển khai thiết lập mới, nâng cấp đài truyền thanh có dây/không dây FM sang truyền thanh ứng dụng CNTT-VT (14/03/2023)
- Phát động Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tỉnh Quảng Trị năm 2023 (28/02/2023)
- Ngừng phát sóng hai kênh truyền hình nước ngoài tại Việt Nam (28/02/2023)
Địa chỉ liên hệ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG TRỊ
Điện thoại: (0233) 3575155 - Fax: (0233) 3554711
Email: sotttt@quangtri.gov.vn
Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị
Đơn vị vận hành: Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị (Ghi rõ nguồn “https://sotttt.quangtri.gov.vn/” khi phát hành lại thông tin từ trang web này)